• 111
  • lang
  • lang

Lao động phi chính thức: tầm ngắm của những chiêu trò dụ dỗ lao động di cư không an toàn (Phần 2)

Tác động của cuộc khủng hoảng việc làm đến một số nhóm lao động cũng không đồng đều và sẽ làm gia tăng bất bình đẳng. Các biện pháp phong tỏa và kiểm soát dịch Covid-19 có nguy cơ làm tăng mức nghèo tương đối của người lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức trên toàn thế giới.

Zalo
 

Lực lượng lao động phi chính thức có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần lấp đầy khoảng trống thiếu hụt việc làm và thu nhập. Tuy vậy, các chính sách an sinh xã hội vẫn chưa bao phủ lên số đông người lao động làm việc tại khu vực kinh tế phi chính thức. Lao động phi chính thức có quy mô lớn nhưng yếu thế. Sự yếu thế của họ thể hiện trên ba phương diện chính: chất lượng lao động, phân bố việc làm, thời gian làm việc.

Mặc dù có đóng góp vào nền kinh tế nhưng cũng không thể phủ nhận chất lượng lao động phi chính thức hiện nay khá thấp. Trong năm 2019, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, có tới 60% lao động phi chính thức tập trung ở khu vực nông thôn, nơi có nhiều làng nghề truyền thống và các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, các tổ hợp tác. Đặc biệt, tỷ lệ qua đào tạo khá thấp (14,8%) đã khiến lao động phi chính thức gặp khó khăn để tạo ra việc làm bền vững, ổn định hay chuyển dịch vào khu vực chính thức là điều dễ hiểu.

Đại dịch cũng kéo theo tình trạng mất việc làm trong với khu vực kinh tế phi chính thức. Khi tình trạng mất việc làm trầm trọng, một lực lượng lớn lao động, đặc biệt lao động dễ bị tổn thương sẽ bị mất thu nhập, gặp khó khăn lớn để duy trì cuộc sống và dễ rơi vào tình trạng nghèo cùng cực. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhóm người này quyết định tham gia di cư lao động.

Zalo
 

Trong thực tế, trước khi đại dịch diễn ra, nhiều yếu tố về kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, cũng có những tác động nhất định khiến nhóm lao động phi chính thức quyết định tìm công việc lao động tại nước ngoài. Ta cần hiểu rằng trước khi đại dịch diễn ra, các đặc điểm của nhóm lao động phi chính thức cũng đã có thể trở thành tầm ngắm của những bên môi giới việc làm không chính thống hoặc phi pháp:

Zalo
 
Zalo
 

Do thiếu đi sự chỉ dẫn hoặc chỉ có rất ít cơ hội được hướng dẫn về kỹ năng việc làm cũng như các kỹ năng mềm quan trọng (giao tiếp, tiếp cận tin tức, chọn lọc tin tức, v.v), nhóm lao động phi chính thức hầu như tự lực cánh sinh trong việc tìm hiểu thông tin việc làm di cư khi có nhu cầu. Và từ đây, họ có nguy cơ cao rơi vào cái bẫy di cư không an toàn.

Di cư lao động không hợp thức (di cư không an toàn) đề cập tới hiện tượng người dân di chuyển ngoài khuôn khổ pháp luật, quy định hoặc các hiệp định quốc tế liên quan tới việc nhập cảnh và xuất cảnh từ quốc gia xuất phát, quốc gia trung chuyển hoặc quốc gia điểm đến.

Zalo
 

Lợi dụng những điểm yếu của người lao động phi chính thức, nhóm môi giới không chính thống về việc làm tại nước ngoài sẽ tiếp cận mục tiêu tiềm năng này bằng nhiều hình thức được tính toán đánh vào phần nhức nhối của người lao động:

- Đăng tải thông tin tuyển dụng không chính xác nhưng hấp dẫn về tiền lương và đãi ngộ;

- Đào tạo những tên "cò mồi" của chúng đi làm quen với cộng đồng của nạn nhân và sử dụng truyền thông truyền miệng để lấy sự tin tưởng;

- Đăng tải rất nhiều ví dụ thành công của chúng trên mạng xã hội;

- Nhấn mạnh vào sự ám ảnh về việc đổi đời và sự so sánh với những người xung quanh;

- Tạo ra những lầm tưởng về di cư an toàn (tốn nhiều tiền và thời gian hơn) đồng thời cũng tạo ra ảo tưởng không có thật về di cư không chính thống (không tốn nhiều thời gian hoặc giấy tờ để được đi, môi trường làm việc tốt hơn, có thể nhanh chóng làm việc là gửi tiền về quê hương), v.v.

Vậy, liệu có các giải pháp để hạn chế nạn nhân của di cư không an toàn hay không? Câu trả lời là có, và cần rất nhiều nỗ lực từ các bên như cơ quan chính quyền, các tổ chức xã hội và đặc biệt là bản thân người lao động. Việt Nam đang nỗ lực giải quyết sự bấp bênh giữa có việc làm và thất nghiệp của lực lượng lao động phi chính thức nhưng cần có chính sách và giải pháp mang tính đồng bộ.

Làm thế nào để lòng không ngả nghiêng trước quá nhiều thông tin trên mạng? Làm thế nào có thể vững như kiềng ba chân trước những lời mật ngọt dụ dỗ? Cách tốt nhất là trang bị cho bản thân những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Hãy để trang Nghĩ trước Bước sau đồng hành cùng người lao động đang tìm hiểu về việc làm di cư ở nước ngoài. Dưới đây là một số thông tin giải mã những tin tuyển dụng gian lận từ các bên môi giới không an toàn.

Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 

-----------

Nguồn tham khảo:

https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Tac-dong-cua-dai-dich-Covid-19-125

https://baodansinh.vn/lao-dong-phi-chinh-thuc-thiet-thoi-trong-tiep-can-cac-dich-vu-an-sinh-xa-hoi-96937.htm

https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/de-lao-dong-phi-chinh-thuc-khong-bi-bo-quen-305603

https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau/posts/218615403098711

-----------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/124927393982155061