• 111
  • lang
  • lang

Lên tiếng kịp thời cực kỳ quan trọng khi hành động bảo vệ trẻ em

Bảo vệ trẻ em là công việc hàng ngày của cha mẹ, người thân, gia đình, thầy cô, nhà trường, cộng đồng và của chính bản thân các em. Các chương trình, dự án bảo vệ trẻ em vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày hôm nay.  

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những trở ngại nhất định trong việc giáo dục, hỗ trợ cho mọi trẻ em. Tại Việt Nam, trong thời gian COVID-19, số người tìm đến trú ẩn tại Ngôi nhà bình yên, trung tâm của Hội Phụ nữ Việt Nam dành cho phụ nữ và trẻ em gái nạn nhân của bạo lực gia đình và xâm hại, đã tăng gấp đôi. Trẻ em và phụ nữ vừa là nạn nhân vừa là người chứng kiến bạo lực, bị tổn thương cả về cơ thể và tâm lý.

Zalo

 

Bên cạnh việc ghi nhận sự nỗ lực của các cơ quan và ban ngành trong việc ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em, vẫn cần phải chấp nhận sự thật rằng còn rất nhiều vụ việc có tính chất phức tạp diễn ra gây bức xúc trong dư luận. Sự cố gắng hay hỗ trợ của một nhóm người hay một phần cộng đồng chưa thể nào đảm bảo an toàn cho mọi trẻ em. Như vậy, việc bảo vệ trẻ em cần thật nhiều người dám đứng lên tố cáo, lên tiếng ngăn chặn các hành vi gây tổn thương cho trẻ em, để đảm bảo sự phát triển an toàn và không để em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau.

Zalo

 

Ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ trong buổi Tọa đàm trực tuyến “Con an toàn – Cha mẹ ở ngay đây" ngày 25/3/2021: “Mọi trẻ em đều có thể bị xâm hại dù là trẻ em trai hay trẻ em gái. Đặc biệt, khi trẻ em không may bị xâm hại rất cần sự tin tưởng và lắng nghe của những người thân cận nhất. Trẻ em sẽ không bao giờ nói dối hay dựng lên một câu chuyện mình bị quấy rối, xâm hại, bởi vậy chúng ta hãy lắng nghe các em với tấm lòng yêu thương và tuyệt đối tin tưởng. Hàng rào bảo vệ trẻ em tốt nhất chính là cha mẹ và gia đình, sau đó mới đến người thân, cộng đồng, chính quyền. Về phía các cơ quan nhà nước, chúng tôi luôn nỗ lực để nắm bắt thông tin và hỗ trợ, bảo vệ các em một cách nhanh nhất, an toàn nhất, để các em không phải chịu thêm bất cứ nỗi đau nào nữa.”

Zalo

 

Ông Nam cũng khẳng định thêm: “Tổng đài Quốc gia bảo vệ Trẻ em 111 có chức năng là đường dây nóng, thường trực 24/7 tiếp nhận về các vụ việc xâm hại trẻ em. Trong trường hợp khẩn cấp, Tổng đài 111 sẽ yêu cầu ngay lập tức với cảnh sát, chính quyền địa phương can thiệp để giúp đỡ trẻ em. Chúng tôi rất mong các gia đình của nạn nhân bị xâm hại sẽ không im lặng, sẽ mạnh mẽ lên tiếng để tố giác những hành vi sai trái, không để lọt lưới tội phạm và cũng là không cho hành vi phạm tội này có cơ hội tiếp diễn.”

Việc trẻ mở lòng để tâm sự, trò chuyện với cha mẹ, người mà trẻ tin tưởng có thể là điều không dễ dàng với chính bản thân trẻ. Do đó, hãy bày tỏ sự tôn trọng, đồng cảm với những gì trẻ trải qua thay vì nghi ngờ hoặc tức giận vì câu chuyện của trẻ. Chính sự nghi ngờ, hoặc sự đổ lỗi cho trẻ vì những gì đã xảy có thể khiến trẻ mất niềm tin nơi cha mẹ, trở nên thu mình lại, tự ti về bản thân hơn và có thể gây thêm nhiều tổn thương cho trẻ.

Bên cạnh đó, chỉ lắng nghe trẻ thôi là chưa đủ. Nếu cha mẹ, người mà trẻ tin tưởng tin rằng trẻ đã bị tổn thương, hãy lên tiếng và hành động vì trẻ. Để con trẻ thấy được rằng gia đình của con, người thân của con sẵn sàng đứng lên làm chỗ dựa bảo vệ con. Sự tôn trọng, tin tưởng và ủng hộ từ cha mẹ bằng việc luôn có mặt bên cạnh con trẻ ngay lúc trẻ gặp khó khăn nhất chính là điều mong muốn của mọi trẻ em. Hãy khiến những hành động tích cực này thành một thói quen của gia đình, thay vì là điều ước xa xỉ của trẻ em.

Zalo

 

Một số chiến dịch điển hình trong việc kêu gọi mọi người xung quanh lên tiếng và tố cáo những hành vi bạo lực hoặc xâm hại trẻ em được thực hiện giữa sự hợp tác của các cơ quan chức năng và nhiều tổ chức: Trái tim xanh (UNICEF), Đòn roi không phải yêu thương (World Vision Việt Nam), Lớp học vui (World Vision Việt Nam), Đừng vung tay hãy cầm tay (UN), v.v. Thông qua những chiến dịch này, phụ nữ và trẻ em được cung cấp những kiến thức, kỹ năng nhằm ngăn ngừa bạo lực, xâm hại, cải thiện sức khỏe tâm thần và tâm lý của những người bị ảnh hưởng đồng thời đảm bảo tạo môi trường sống an toàn cho trẻ em.

Zalo

🌟 Sự kiện trực tuyến "Lớp học vui" nằm trong khuôn khổ Dự án “Lớp học vui | Hope in Class" do Tập đoàn Orion và công ty Orion Food Vina tài trợ. Dự án được thực hiện trong ba năm (từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2022), với đối tượng hưởng lợi là 10.000 học sinh đến từ 40 trường học tại tỉnh Thanh Hoá (huyện Thường Xuân, Bá Thước và Lang Chánh) và thành phố Hải Phòng (quận Ngô Quyền).

👍 Hãy tham gia vào sự kiện trực tuyến này để cùng World Vision Việt Nam đẩy lùi bạo lực trong trường học.

Đừng quên ủng hộ Sự kiện bằng cách:

✅ Thêm khung avatar của Sự kiện

✅ Bấm like trang Facebook https://www.facebook.com/WorldVisionVN/posts/1172322876271317

✅ Nhấn nút tham gia sự kiện tại https://fb.me/e/1ovik8rqH

-------------

Nguồn tham khảo:

https://msdvietnam.org/facebook-event/toa-dam-truc-tuyen-con-an-toan-cha-me-o-ngay-day/ 

https://www.unicef.org/vietnam/vi/th%C3%B4ng-c%C3%A1o-b%C3%A1o-ch%C3%AD/chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-tr%C3%A1i-tim-xanh-vi%E1%BB%87t-nam-chung-tay-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-tr%E1%BA%BB-em-v%C3%A0-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF 

https://dangcongsan.vn/xa-hoi/no-luc-de-moi-tre-em-deu-duoc-lon-len-an-toan-577266.html 

-----------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616