• 111
  • lang
  • lang

Mối liên hệ giữa Di cư và Khủng hoảng (Phần 1)

Cộng đồng quốc tế đang lo ngại về những trường hợp khi người dân quyết định rời khỏi quê hương nhưng sau đó lại bị vướng vào những khủng hoảng đe doạ đến sự an toàn và khả năng phát triển của nhóm người này. Khi các cuộc khủng hoảng thường ảnh hưởng ít nhiều đến những công dân hoặc người không phải công dân của nước sở tại, thì khả năng người di cư có thể vượt qua những hậu quả khó khăn này không cao. Do khả năng dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng tiêu cực đến trình trạng pháp lý, thách thức thực tế: khác biệt ngôn ngữ, văn hoá, hạn chế di chuyển, khiến việc nhóm người này tiếp cận thông tin, dịch vụ, nguồn tài nguyên an toàn trở nên khó khăn. 

Không phải người di cư nào cũng sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ như nhau, nhưng khủng hoảng sẽ khiến những người dễ bị tổn thương gặp khó khăn nhiều nhất, và số lượng người dễ bị tổn thương nhất ngày càng tăng khi họ luôn cần những sự giúp đỡ đặc biệt. Việc xác định được nhu cầu của những người di cư đang sinh sống ở những nơi bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng đã trở thành việc ưu tiên của các diễn đàn về chính sách cấp khu vực và toàn cầu. 

Dù đã có rất nhiều chính sách liên quan đến các vấn đề xung quanh đến việc di cư, người di cư, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi về hiệu quả của những nỗ lực gần đây nhằm xác định những người di cư bị tổn thương và hỗ trợ theo năng lực của họ ở giai đoạn trước, trong khi và sau khủng hoảng. Bởi vì đối với nhiều quốc gia bị ảnh hưởng, nhu cầu và sự an toàn của người di cư không còn là những vấn đề ưu tiên cho dù trước đó, nhiều khu vực và thậm chí là toàn cầu đều công nhận mức độ cấp thiết cho việc ứng phó với những tình hình cụ thể của người di cư trong giai đoạn khủng hoảng. 

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, những phương pháp đối phó khủng hoảng người di cư lại chú trọng vào việc đưa trẻ người di cư về quốc gia quê hương của họ. Khi việc sơ tán hoặc đưa người di cư về lại quốc gia quê hương, trong nhiều trường hợp cụ thể, là cách giải quyết duy nhất để giữ lại mạng sống của người di cư trong khủng hoảng. Tuy nhiên, thực tế thì chi phí để đưa họ về nước lại cao hơn so với việc sử dụng chúng cho những cách hỗ trợ khác cấp thiết và hợp lý hơn, giúp họ phục hồi sau khủng hoảng và mang đến những lợi ích lâu dài cho họ. Việc đảm bảo những hỗ trợ hợp lý đòi hỏi chính phủ, tổ chức phải có những hiểu biết nhất định về nhu cầu, ưu tiên của những nhóm người di cư khác nhau về mặt địa lý và bối cảnh chính trị xã hội. 

Khủng hoảng là gì? Khủng hoảng là từ được dùng để định nghĩa về các trường hợp, tình huống " có tồn tại mối đe dọa trên diện rộng đối với tính mạng, an toàn thân thể, sức khỏe hoặc sinh hoạt cơ bản vượt quá khả năng đối phó của cá nhân và cộng đồng nơi họ cư trú", và liên quan đến một loạt các hiện tượng. Khủng hoảng có thể xảy ra bởi nhiều loại nguyên nhân: môi trường độc hại, những xung đột và khủng bố, những tình huống khẩn cấp phức tạp, chính trị đổ vỡ, quản lý kinh tế, đại dịch, dịch bệnh, vòng xoay tài chính thế giới.

Hậu quả của nhiều cuộc khủng hoảng đã tạo ra những nhu cầu cần được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời để bảo vệ nhóm người di cư. Những người có nhu cầu hỗ trợ thường thấy như: người dân, công nhân ngắn hạn, doanh nhân, khách du lịch, sinh viên, người xin tị nạn và người tị nạn. Các vấn đề của người di cư dễ bị tổn thương đã gây được sự chú ý trong cộng đồng quốc tế kèm theo nhiều vấn đề nhân đạo cấp thiết khác.

Những sự kiện có mức độ nguy hiểm không cao nhưng thường xuyên xảy ra như: hoả hoạn và tai nạn ở đô thị, sạt lở đất và các cuộc bạo lực, có thể ảnh hưởng đến người di cư ở các mức độ khác nhau, ai sống trong khu vực trực tiếp bị ảnh hưởng có thể gặp nhiều khó khăn hơn những người khác. Qua nhiều cuộc khủng hoảng đã cho thấy, việc người di cư bị cô lập, tách biệt sẽ càng làm tăng mức độ dễ bị tổn thương của họ lên đối với hầu hết các mối nguy hiểm. Những cuộc khủng hoảng khác nhau dù quy mô lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng và mang đến hậu quả khác nhau cho nạn nhân, và do đó sẽ cần đến những sự giúp đỡ, can thiệp khác biệt. 
 

-------------------

Nguồn tham khảo: https://publications.iom.int/system/files/pdf/wmr_2020.pdf​

-------------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616