• 111
  • lang
  • lang

Mối liên hệ giữa Di cư và Khủng hoảng (Phần 2)

Người di cư có thể gặp nhiều khó khăn trong khi cố gắng tiếp cận với những biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, đặc biệt là những đối tượng không có nhiều mối quan hệ xã hội. Tuỳ vào hoàn cảnh và nhiều yếu tố khác (giới tính, tuổi tác, chủng tộc và sắc tộc, xu hướng giới tính hoặc tình trạng khuyết tật), có thể quyết định mức độ bị tổn thương và khả năng đối mặt với khủng hoảng. Đồng thời, khả năng, thực lực của người di cư và người bản địa giai đoạn trước, trong khi và sau khủng hoảng có thể hỗ trợ và tiếp sức cho các biện pháp ứng phó, bên cạnh phương án đặt người bị tổn thương vào trung tâm.

Ngoài ra, điểm quan trọng trong việc làm giảm các rủi ro không cần thiết là việc nhận ra, công nhận sự đa dạng của cộng đồng người di cư và hỗ trợ hết mình người di cư khi trong giai đoạn ứng phó với khủng hoảng.

Ví dụ về bối cảnh của một khủng hoảng y tế sẽ có nhiều điểm nhấn riêng biệt. Người di cư ít khi được cân nhắc trong hệ thống lên kế hoạch, chính sách có liên quan đến việc di cư và nước chủ nhà. Kế hoạch bao gồm quyền con người và những vấn đề liên quan đến sức khoẻ, cũng có nghĩa là những người làm việc trong ngành y tế cần có sự hiểu biết nhất định về các khía cạnh xã hội của việc con người cư. Do đó, việc chia sẻ những hiểu biết và học tập lẫn nhau giữa các chuyên gia, nhân viên công tác giữa 2 ngành y tế và nhân quyền, cũng như cộng đồng người di cư, cần được ưu tiên.

Một số điểm chính về các gợi ý về các chính sách trong tương lai đã được tổng hợp như sau:  

- Trong khoảng thời gian trước, trong khi và sau khủng hoảng, sự chuẩn bị đầy đủ và những biện pháp ứng phó mạnh mẽ, hiệu quả rất quan trọng. Nhiều sự can thiệp trên diện rộng thường diễn ra không giống như kế hoạch ban đầu. Thay vào đó, các chính phủ cần vận dụng nhiều hơn các kế hoạch có hệ thống cho phép phát triển thêm trong tương lai và xây dựng khả năng quản trị khủng hoảng của cơ quan phản ứng nhanh, các Đại sứ quán, Lãnh sự quán, cơ quan đại diện nước ngoài cũng như các tổ chức địa phương về hỗ trợ quản lý người di cư. Việc thu hút các bên liên quan phi truyền thống và nhóm người di cư trong phương án ứng phó và các cơ chế phối hợp giữa các bên chính là mấu chốt để tăng cường nguồn vốn và sự ứng phó linh hoạt, hiệu quả.

- Các chương trình tài trợ cần được đa dạng hoá và bổ trợ mạnh mẽ việc hỗ trợ và phối hợp tốt hơn trong tương lai. Nguồn vốn linh hoạt và đa dạng có thể cung cấp phương thức, hệ thống hỗ trợ mới cho người di cư và hạn chế bị phân biệt đối xử. Hoạt động này bao gồm việc tìm ra sự liên kết mới giữa nhà hảo tâm tư nhân và mạng lưới hoạt động cộng đồng, kết nối và thuyết phục nhà tài trợ, tích cực phát triển các sáng kiến mới để thu hút các nhà tài trợ tự do và nguồn tài trợ chính phủ. Các phản ánh sau khủng hoảng có thể được xem xét kỹ hơn, ví dụ cách thức giải quyết đưa người di cư trở về cần được tìm hiểu kỹ hơn, bao gồm cả việc hỗ trợ nhóm người này hoà nhập với nước sở tại và tái định cư. Việc đưa người di cư về lại quốc gia quê hương của họ không phải là phương án giải quyết duy nhất và không nhất thiết phải trở thành phương án được ưu tiên, do có nhiều bằng chứng cho thấy thường thì người di cư sẽ không được hỗ trợ trọn vẹn nếu quyết định trở về quê hương. 

- Khi người di cư được trở về, những nỗ lực dài hạn nhằm theo dõi kết quả việc tái hoà nhập và giám sát kết quả bảo vệ hết sức quan trọng để có thể đảm bảo rằng người di cư không trở về trong tình trạng gặp nguy hiểm hoặc vướng vào cuộc khủng hoảng khác.

- Việc nhận ra các lỗ hổng, thiếu sót data, dữ liệu có thể giúp việc phối hợp công việc, chuẩn bị, kết nối, giao tiếp hiệu quả hơn cũng như hỗ trợ đầy đủ hơn. Mặc dù có các bằng chứng từ nhiều quan điểm cá nhân, tuy nhiên khi có càng nhiều dữ liệu bị thiếu sót sẽ khiến việc phối hợp kém hiệu quả, dù là giữa các quốc gia đi và đến hoặc giữa các đối tượng liên quan khác. Cần tăng cường trao đổi hợp tác, học tập giữa các quốc gia, khu vực để có thể nhân rộng các quy trình hành động hiệu quả.

- Phát triển một lộ trình cho những sáng kiến ứng phó, hỗ trợ người di cư đang vướng vào khủng hoảng, cân nhắc các khuyến nghị đã đề cập, hỗ trợ xây dựng các phương thức ứng phó cụ thể, quy trình chuẩn mực hơn, áp dụng hiệu quả hơn cho cấp tổ chức và khi tiếp cận, hạn chế sự tổn thương và tăng cường năng lực cho người di cư. 

- Cuối cùng, về cơ bản, việc xem xét đến quyền con người và lòng nhân đạo cấp thiết để cứu mạng người nên được đặt trong khuôn khổ xây dựng khung chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp, cũng như các nguyên tắc vận hành trong suốt giai đoạn xảy ra khủng hoảng. Việc ủng hộ các biện pháp ứng phó mang tính nhân quyền và có quyền con người cơ bản đều cần sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, cho dù các bên có những ưu tiên khác nhau và quan điểm không giống nhau.

Ngoài ra việc đảm bảo rằng các chủ trương ứng phó với khủng hoảng được cân nhắc đầu tiên và đảm bảo đầy đủ quyền con người cơ bản rất quan trọng, hơn là cân nhắc đến các vấn đề chính trị hay các lập trường về chủ nghĩa dân tuý. Để có thể khuyến khích nghĩa vụ thực hiện quyền con người, đầu tiên cần đảm bảo sự tôn trọng quyền con người cho bất cứ người di cư nào, bất kể tình trạng của họ, cũng như tiếp tục duy trì quyền công dân của chính họ. Càng nhiều sự linh hoạt trong các chính sách thị thực và loại bỏ các hạn chế hành chính, an ninh cũng là các cách cải thiện chế độ bảo vệ người di cư và khả năng phục hồi của cộng đồng này. Ngoài ra, cần có các biện pháp đặc biệt, cụ thể cho nhiều trường hợp ngoại lệ trong giai đoạn khủng hoảng đang diễn ra. Điều này sẽ giúp tăng sức mạnh cho người di cư khi họ có nhiều sự lựa chọn hơn và có thể ra quyết định sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng.


-------------------

Nguồn tham khảo: https://publications.iom.int/system/files/pdf/wmr_2020.pdf​

-------------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616