Các dòng chảy của vốn, hàng hoá, thông tin qua biên giới giữa các quốc gia là điều không thể tránh khỏi. Cùng với những dòng chảy đó, các làn sóng lao động rời quê hương đi tìm những cơ hội kinh tế tốt hơn ngày càng gia tăng.
Lực lượng lao động đại diện cho yếu tố con người trong quá trình sản xuất ra sản phẩm và các mảng dịch vụ của nền kinh tế. Chỉ cần có thị trường hàng hoá, sẽ cần đến các dịch vụ mà thị trường lao động có thể cung cấp được. Yếu tố duy nhất để phân biệt được thị trường lao động với các thị trường hàng hoá khác chính là người lao động. Người lao động cho thuê thời gian làm việc của họ cho nhà tuyển dụng trong một khoảng thời gian nhất định, theo giờ, theo tháng hoặc theo năm.
Người lao động cung cấp khả năng lao động cho các ngành nghề khác nhau để đổi lấy tiền lương, sẵn sàng dùng thời gian rảnh rỗi nhưng không kiếm được tiền để đổi lấy việc làm với mức thu nhập nhất định để có thể chi trả phí sinh hoạt, mua sắm và sử dụng các dịch vụ khác. Đổi lại, các nhà tuyển dụng sử dụng lao động tham gia vào sản xuất và ngành dịch vụ nhằm thoả mãn khách hàng.
Lao động, tiền vốn, tài nguyên thiên nhiên và tinh thần kinh doanh là bốn yếu tố quan trọng trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế. Thời lượng và chất lượng lao động mà một cá nhân có thể cung cấp là những điều kiện tiên quyết xác định được khả năng sản xuất và tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Những người đang tìm việc làm, người đã có việc làm và các doanh nghiệp tìm kiếm nhân sự đã tạo nên thị trường lao động. Sự tương tác giữa bên cung cấp nhân sự và doanh nghiệp cần tuyển dụng chính là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, mức lương của người lao động và số lượng người lao động được tuyển.
Một khía cạnh quan trọng khác của thị trường lao động chính là những đóng góp của họ thông qua những kỹ năng độc đáo và khả năng làm việc phong phú. Những năng lực này có thể được nâng ca thông qua các lớp đào tạo, giúp cho lực lượng lao động được nâng cao tay nghề, phát triển hơn. Việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lực và đào tạo người lao động để có thể đáp ứng nhu cầu mới của thị trường có thể áp dụng vào sản xuất, dịch vụ thuận lợi.
Ngoài ra, trên lý thuyết, người lao động có thể di chuyển đến những khu vực khác, thành phố khác để tìm việc hoặc đào tạo. Khả năng di cư của lao động để tìm được một công việc thích hợp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên thực tế cho thấy có nhiều người lao động không sẵn sàng thay đổi khu vực làm việc hoặc học một ngành nghề mới. Động thái này khiến việc di cư và đầu ra của ngành kinh tế chậm lại khi nhiều người vẫn đang thất nghiệp mà nhiều việc làm vẫn đang cần người.
Thị trường lao động vận hành nhằm tìm giúp người lao động tìm được công việc phù hợp. Người lao động mong muốn có được công việc với mức lượng cao và những quyền lợi mong muốn khác nhau. Trong khi nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những người lao động có khả năng làm việc hiệu quả và chấp nhận mức lương mà họ đưa ra. Một số nền kinh tế đặc thù có thể khiến người lao động khó tìm việc hoặc ngược lại, khiến doanh nghiệp khó tìm được nhân công phù hợp.
Di cư từ lâu đã trở thành mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự di chuyển của công dân của một nước trong phạm vi lãnh thổ hoặc qua biên giới quốc gia là một trong những chủ đề quan trọng về chính sách, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Các dòng chảy của vốn, hàng hoá, thông tin qua biên giới giữa các quốc gia là điều không thể tránh khỏi. Cùng với những dòng chảy đó, các làn sóng lao động rời quê hương đi tìm những cơ hội kinh tế tốt hơn ngày càng gia tăng.
Có thể nói so với các nhân tố bất ổn chính trị, kinh tế - xã hội, chiến tranh, thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu thì các yếu tố kinh tế như thu nhập thấp, nghèo đói, thiếu việc làm và các lựa chọn mưu sinh là động lực chính trong quyết định di cư. Chênh lệch về mức sống, cơ hội có việc làm với thu nhập cao hơn ở trong nước đã thúc đẩy người dân di cư tìm những cơ hội mới, cho dù chỉ là tạm thời, ở nước ngoài. Di cư vì mục đích kinh tế là loại hình di cư nổi trội, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hoá và tự do kinh tế.Do sự gia tăng của già hóa dân số, do lao động bản địa không muốn làm những công việc “thấp kém”, nặng nhọc, độc hại, thu nhập thấp nên các nước nhập cư có nhu cầu rất lớn về sức lao động và dịch vụ do nhân công nước ngoài cung cấp. Nhiều nước lâm vào tình cảnh thiếu lao động nên phải hút các dòng nhập cư từ các quốc gia, khu vực khác (ví dụ như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, CHLB Đức, Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ,...). Một số quốc gia châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Philippines, Myanmar và Indonesia có nhiều công dân làm việc ở nước ngoài là với con số hàng chục triệu người. Rất nhiều lao động trong số này không có giấy tờ hợp pháp, và hầu hết trình độ tay nghề còn thấp, công việc không ổn định. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là hoạt động của các cá nhân, tổ chức môi giới, tác nhân đáng kể thúc đẩy di cư và di cư trái phép. Đây sẽ là vấn đề tâm điểm trong nhiều năm tới khi toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế trở thành một xu hướng chủ yếu.
Mời theo dõi phần tiếp theo.
-------------
Nguồn tham khảo:
-------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616