• 111
  • lang
  • lang

Mối liên hệ giữa người lao động và di cư lao động (Phần 2)

Trong năm 2021, Việt Nam với dân số 97.58 triệu người, hiện đứng thứ 9 châu Á về dân số.

Trong quý I năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã hứng chịu những tác động xấu do sự bùng phát lần thứ 3 của Đại dịch Covid 19. Kết quả điều tra lao động việc làm quý I năm 2021 ghi nhận số người tham gia thị trường lao động giảm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Trong quý đầu năm 2021, cả nước có 9,1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức và lao động thiếu việc làm đều tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Trong tổng số 49,9 triệu lao động có việc làm, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 39,5%, tương đương 19,7 triệu người, tiếp đến là lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 32,3%, tương đương 16,1 triệu người. Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, 28,2%, tương đương 14,1 triệu người.

Với cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam là nước có lợi thế về sức lao động song đòi hỏi giải quyết việc làm và thu nhập ổn định là một thách thức lớn hiện nay. Trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, Việt Nam đã tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi, thế và lực của đất nước vững mạnh thêm nhiều. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Số lượng công dân Việt Nam hiện đang lao động, học tập và sinh sống ở nước ngoài hiện đã lên đến nhiều triệu người.

Zalo

Số liệu về lao động, việc làm tại Việt Nam năm 2019.

Quy luật cung - cầu về sức lao động, dịch vụ và chênh lệch về mức sống và thu nhập giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đã thúc đẩy các luồng di cư. Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép người lao động dễ dàng liên hệ với nhau và giao kết việc làm, đồng thời sự phát triển của dịch vụ giao thông quốc tế tạo điều kiện cho việc đi lại với chi phí rẻ hơn và thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây. Hình thái di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài ngày càng đa dạng, quy mô di cư gia tăng, lý do di cư trở nên phức tạp hơn, đặc biệt với sự tham gia đông đảo của phụ nữ và trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu đối với di cư nữ không chỉ do hôn nhân, hay đoàn tụ gia đình mà còn là lý do kinh tế và mong ước có được cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua di cư.

Zalo

Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-2021

Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xu thế hội nhập, mở cửa, phù hợp với xu hướng di cư quốc tế hiện nay, góp phần phát triển quan hệ mọi mặt với các nước trên thế giới, trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Hoạt động này ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo nhiều cơ hội làm việc với thu nhập khá hơn cho người lao động Việt Nam, góp phần nâng cao đời sống của một bộ phận dân cư, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề và tác phong công nghiệp.

Các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam trong thời gian qua đã được mở rộng, kể cả địa bàn lẫn ngành nghề. Nhìn chung, lao động Việt Nam được thị trường chấp nhận, đa số nỗ lực, chủ động học tập, nắm bắt công việc, sáng tạo và cần cù trong lao động, được chủ lao động quý mến. Thu nhập của lao động Việt Nam ở nước ngoài tương đối ổn định, có thể cao gấp 2-3 lần so với thu nhập trong nước cùng ngành nghề, trình độ.

------------

Nguồn tham khảo:

https://www.dallasfed.org/educate/~/media/documents/educate/everyday/labor.pdf 
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/wp-content/uploads/2020/06/bao_cao_tong_quan_ve_di_dan_VN-2.pdf 

-------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616