Nạn nhân hiếm khi tự nhận mình là nạn nhân mua bán người. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân mua bán người phụ thuộc vào kẻ mua bán người, và có thể không nhận ra hoặc thừa nhận rằng họ là nạn nhân.
Những người khác xem kẻ mua bán người như ân nhân đã giúp họ cải thiện tình trạng của họ. Họ thậm chí có thể có quan hệ họ hàng với kẻ mua bán người. Ví dụ, trong bối cảnh kết hôn cưỡng bức hay tình trạng mà trẻ em được bán để bóc lột, can phạm có thể là cha mẹ của nạn nhân hoặc các thành viên khác trong gia đình, khiến cho nạn nhân miễn cưỡng đi trình báo cho cơ quan chức năng.
Điều này cũng có thể đúng với các hình thức mua bán người và bóc lột khác khi có những mối quan hệ cá nhân giữa nạn nhân và kẻ mua bán người. Ngay cả khi không có mối quan hệ trước đó, nạn nhân có thể dính líu vào mối quan hệ cá nhân với kẻ mua bán người mà không biết rằng mối quan hệ đó là một phương tiện để điều khiển họ.
Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến trong việc nhận diện nạn nhân mua bán người đã được tổng hợp và giải đáp.
Trong thực tế, đặc biệt khi nạn mua bán người xuyên quốc gia xảy ra, khó có thể phân biệt một nạn nhân mua bán người với dân di cư là đối tượng của một hoạt động đưa người di cư trái phép, đặc biệt vì một người có thể vừa là người di cư bị đưa đi trái phép vừa là nạn nhân mua bán người.
\Người di cư bị đưa đi trái phép rất dễ bị trở thành nạn nhân của mua bán người hoặc các hình thức bóc lột khác trong cuộc hành trình của họ hoặc khi họ đến nơi ở nước đến. Mặc dù người di cư tham gia di cư trái phép tự nguyện và tham gia vào các cuộc dàn xếp với những kẻ đưa người di cư trái phép, họ rất dễ bị trở thành nạn nhân của mua bán người, bị bóc lột và các tội phạm khác (bao gồm tống tiền, lạm dụng, bạo hành tình dục, hiếp dâm hay tra tấn). Hoàn cảnh của cuộc hành trình đưa người di cư trái phép có thể là lựa chọn ban đầu họ đã chọn để được di cư trái phép.
----------
Nguồn tham khảo:
Hướng dẫn chính sách về Nhận diện nạn nhân mua bán người
----------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/124927393982155061