Để đảm bảo an toàn, nâng cao sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em trong tình huống cách ly tại nhà, dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ.
Biết được những cảm xúc và phản ứng mà con có thể trải qua trong giai đoạn này
- Sợ hãi, buồn bã, lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, dễ bị kích động
- Dễ khóc
- Có các hành xử tiêu cực, hung hăng
- Khó ngủ, chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
- Giảm hứng thú với các hoạt động thường ngày, hoặc trở nên quá tập trung vào việc gì đó.
- Trẻ có thể thu mình, ít nói, ít tham gia vào các cuộc nói chuyện và chia sẻ
Hiểu được những phản ứng trên của con là điều dễ xảy ra.
Trong giai đoạn này con cần được tôn trọng, lắng nghe, quan tâm và nhận được tình yêu thương của cha mẹ.
CHA MẸ/NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ CẦN BIẾT CÁCH TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ TÂM LÝ XÃ HỘI CHO BẢN THÂN
Cha mẹ cần tự nhận biết được cảm xúc của bản thân và những dấu hiệu của sự căng thẳng có thể xảy ra với mình.
- Sợ hãi, lo lắng về việc các thành viên trong gia đình có thể nhiễm bệnh
- Cảm thấy thất vọng, buồn rầu, tức giận, vì mọi sự diễn ra mình không kiểm soát được
- Tưởng tượng ra viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra với gia đình mình
- Mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ
Hiểu rằng những phản ứng nói trên trong giai đoạn này là tình trang chung và là điều dễ hiểu.
Cha mẹ nên biết cách chăm sóc bản thân, tự giải tỏa căng thẳng để có thể chăm sóc con tốt hơn.
CHA MẸ/NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ CẦN LÀM GÌ?
- Cố gắng duy trì các sinh hoạt chung của gia đình.
- Dành cho con thêm thời gian và sự chú ý.
- Luôn giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng với con.
- Chấp nhận việc con cảm thấy buồn, đừng bắt con phải cứng rắn.
- Trò chuyện, lắng nghe và không đánh giá những tâm sự và cảm xúc của con.
- Động viên và tạo cơ hội để con tự tin rằng mình có ích và có thể giúp đỡ người khác.
- Cung cấp thông tin chính xác và giải thích về những gì đang diễn ra với đại dịch COVID-19.
Theo: UNICEF Viet Nam - Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc
---
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061