• 111
  • lang
  • lang

Một số lý do khiến người lao động di cư trở nên dễ bị tổn thương (Phần 1)

Lao động di cư là một trong những nhóm người yếu thế có nguy cơ dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, đại dịch xảy ra. Nhiều yếu tố có thể gây tổn thương cho người lao động di cư, khiến họ bất lực khi tìm kiếm sự trợ giúp và để tiếng nói được lắng nghe.

Theo báo cáo "‘Between Two Fires’: Understanding Vulnerabilities and the Support Needs of People from Albania, Viet Nam and Nigeria who have experienced Human Trafficking into the UK" các tác giả đã cố gắng tìm hiểu các ngữ cảnh về kinh tế xã hội, tình trạng chính trị cũng như những yếu tố hoàn cảnh khác có thể gây ra tình trạng dễ tổn thương, và khả năng đối phó với nạn mua bán người ở các nước trên. Một số kết luận chính được tìm thấy qua bài báo cáo này như sau:

1. Tình trạng dễ bị tổn thương do bị mua bán do ảnh hưởng bởi nhiều nguy cơ chồng chất và liên quan tuỳ thuộc vào các cấp độ cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ cấu xã hội và có thể có sự khác biệt giữa các quốc gia khác nhau.

Có thể có một hoặc nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị mua bán của một người: lí do cá nhân, hoặc rộng hơn là ảnh hưởng về tình hình gia đình, cộng đồng, xã hội, đã tạo ra một môi trường có thể dẫn đến việc nạn nhân có nguy cơ cao bị mua bán hơn những người khác.

Các vấn đề xã hội (phân biệt giới tính, bạo hành gia đình, lạm dụng chất kích thích, bạo hành thân thể và bạo hành tình dục) hoặc những nhân tố khác tạo ra một áp lực khiến một số cá nhân quyết định di cư, rời khỏi nơi ở và làm việc hiện tại (sau khi trải qua sang chấn tinh thần, đau buồn tột cùng).

Người di cư cũng có nguy cơ gặp rủi ro trong hành trình di cư hay khi đã đến được quốc gia mong muốn. Những hình thức tổn thương có thể thay đổi liên tục và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài: con đường di cư được lựa chọn, mức độ bị cô lập của cá nhân, hoặc khả năng tiếp cận sự giúp đỡ, bản chất của tình huống bóc lột và sự phụ thuộc của cá nhân đối với người bóc lột họ.

2. Một số chuẩn mực xã hội sai lệch cùng với các tập quán xã hội hà khắc, đã tồn tại và kết hợp với nạn mua bán người, càng nhấn mạnh hơn sự bất bình đẳng về giới tại nhiều quốc gia.

Ở Albania và Nigeria, chuẩn mực xã hội ở đây đã khiến trẻ em gái phải kết hôn sớm, mất đi cơ hội đến trường cũng như cơ hội làm việc kiếm sống của phụ nữ. Nhiều trường hợp nhóm phụ nữ, trẻ em gái đã tìm kiếm cách rời khỏi quê hương, tránh bị tổn thương bởi những định kiến xã hội trên. Tuy nhiên, chính việc ra đi lại làm tăng nguy cơ bản thân họ bị tiếp cận bởi những người có thể tổn thương họ nặng nề hơn trong tương lai.

3. Tình hình kinh tế, giáo dục, công việc và các dịch vụ y tế không ổn định của xã hội hoặc của địa phương có thể không đáp ứng được nguyện vọng về cơ hội mà cá nhân hoặc gia đình đang trông mong, để có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như tình trạng kinh tế xã hội của gia đình.

Cảm thấy bế tắc khi phải đối mặt với hoàn cảnh, nhận ra ít có cơ hội đổi đời, nhiều cá nhân đứng ra làm trụ cột cho gia đình, đã chấp nhận rủi ro của việc đi làm ở nước ngoài cho dù có khó khăn trước mắt, nhưng vì một tương lai sáng sủa lâu dài.

4. Những hành trình di cư thường bắt đầu với các quyết định lý trí, dựa trên lượng thông tin ít ỏi, thiếu tin cậy về các chi phí, thời lượng công việc, mối nguy hiểm, các yêu cầu thủ tục pháp lý, các lựa chọn khác, những tình huống phát sinh trên đường đi và tại nước đến.

Một khi bắt đầu, hành trình di cư có thể trở nên bấp bênh, khó đoán khi các cá nhân phải đối mặt với nhiều loại tổn thương mới, thay đổi liên tục, bao gồm: bạo lực, lạm dụng, bóc lột, thiếu lương thực, nước uống, bị xã hội xa lánh hoặc thậm chí là mất mạng. Những rủi ro và mối nguy hại này có xu hướng diễn ra ngày càng nhiều, cùng lúc đó khả năng phản kháng của cá nhân sẽ dần yếu đi. Đồng thời, khả năng tự chủ và độc lập của nạn nhân trở nên kém hơn, phụ thuộc hơn vào người đang gây tổn thương cho họ. Điều này sẽ khiến họ khó có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và phải gánh thêm các khoản nợ.

Báo cáo này cũng cho biết con đường lao động di cư không chính thống xuất phát từ Việt Nam đến Vương quốc Anh thường rất nguy hiểm, do người di cư thường phải đối mặt với bạo lực, bạo hành, bóc lột xảy ra tại nhiều địa điểm, và hành trình di cư thường bị kéo dài.

---------

Nguồn tham khảo:

Báo cáo ‘Between Two Fires’: Understanding Vulnerabilities and the Support Needs of People from Albania, Viet Nam and Nigeria who have experienced Human Trafficking into the UK

https://www.antislaverycommissioner.co.uk/media/1277/between-two-fires-understanding-vulnerabilities-and-the-support-needs-of-people-from-albania-viet-nam-and-nigeria-who-have-experienced-human-trafficking-into-the-uk.pdf

https://www.facebook.com/iom.vietnam/photos/pcb.2797848370465346/2797847917132058/

https://www.facebook.com/iom.vietnam/posts/2797848370465346

----------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/124927393982155061