• 111
  • lang
  • lang

Một số lý do khiến người lao động di cư trở nên dễ bị tổn thương (Phần 2)

Có nhiều nguyên nhân mang lại rủi ro cho người lao động di cư. Và quan điểm xã hội, tiêu chuẩn đạo đức, hủ tục hay tôn giáo, v.v, là một trong những nguyên nhân khiến người lao động di cư có ý định rời xa nơi họ đang sinh sống.

5. Một số nền văn hoá và tôn giáo có niềm tin về khả năng bảo vệ của sự may mắn và những sức mạnh của thần thánh.

Những niềm tin này có sức ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm của nhóm người di cư về việc đối mặt với rủi ro và sự sẵn sàng với hành trình di cư. Tại Việt Nam, lòng tin về sự may mắn và số mệnh có thể có tác dụng mạnh mẽ hơn cả việc nhận thức được rủi ro có thể gặp phải trong lúc di cư hoặc dự báo di cư khó thành công. Trong nhiều trường hợp, việc dám đối mặt với những khó khăn trong thời gian ngắn để có thể đạt được những mong muốn lâu dài như cơ hội phát triển và sự ổn định, chính là lí do để nhóm người lao động phổ thông tham gia vào hành trình di cư không chính thống.

Tương tự, tại Nigeria, những người tham gia di cư lao động tin vào Chúa tin rằng họ sẽ được Chúa bảo vệ dù đang phải đối mặt với nguy hiểm phía trước.

6. Sự kỳ thị vừa tồn tại như là nguyên nhân, đồng thời cũng là hệ quả của hành vi mua bán và lạm dụng.

Ví dụ, nhiều quy chuẩn đạo đức bảo thủ đối với phụ nữ về vấn đề ly hôn, mang thai ngoài hôn nhân, kết hôn sớm, sự xấu hổ và kỳ thị của bạo lực gia đình, công việc nhạy cảm như hành nghề mại dâm, có thể khiến những người phụ nữ bị cô lập và dễ bị tổn thương hơn. Tại Việt Nam, những gia đình khó khăn, nợ nần, hoặc người tham gia di cư lao động không thành công, có thể phải chịu đựng sự phân biệt đối xử từ cộng đồng xung quanh họ. Tương tự, nỗi sợ hãi bị kỳ thị và bị phân biệt đối xử (vì những trải nghiệm là nạn nhân của mua bán người), bởi làng xóm, thậm chí bởi chính từ các thành viên khác trong gia đình, có sức ảnh hưởng như một phương thức ép buộc nạn nhân. Các hành vi này đã khiến họ bị mắc kẹt trong tình trạng tiếp tục bị lạm dụng, bị mua bán, gây khó khăn và trở ngại khi họ nếu họ đang cố gắng hoà nhập vào cộng đồng, họ đang được tư vấn hồi phục sau chấn thương nhưng lại bị gạt ra ngoài lề xã hội vì những tổn thương họ đã trải qua.

Qua hai bài viết, ta có thể thấy các lí do trực tiếp hoặc gián tiếp đều có khả năng gây khó khăn và làm tăng nguy cơ bị tổn thương của người lao động di cư, nhất là nhóm lao động di cư không chính thống. Những lí do kể trên đều có thể hiện diện trong khía cạnh kinh tế, xã hội, tôn giáo, sắc tộc, trong một cộng đồng lớn hoặc ngay trong chính gia đình của người lao động.

---------

Nguồn tham khảo:

Báo cáo ‘Between Two Fires’: Understanding Vulnerabilities and the Support Needs of People from Albania, Viet Nam and Nigeria who have experienced Human Trafficking into the UK

https://www.antislaverycommissioner.co.uk/media/1277/between-two-fires-understanding-vulnerabilities-and-the-support-needs-of-people-from-albania-viet-nam-and-nigeria-who-have-experienced-human-trafficking-into-the-uk.pdf

https://www.facebook.com/iom.vietnam/photos/pcb.2797848370465346/2797847917132058/

https://www.facebook.com/iom.vietnam/posts/2797848370465346

----------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/124927393982155061