• 111
  • lang
  • lang

Một số nguy cơ trên Internet gây hại trực tiếp đến trẻ (Phần 2)

Kể từ khi mạng Internet và các thiết bị điện tử thông minh trở nên phổ biến, số lượng người sử dụng là trẻ em tăng nhanh chóng.

Zalo

 

1/ Rủi ro về những liên hệ thông qua Internet

Khi xem xét những rủi ro đến từ các liên hệ trên Internet, cũng tính cả các trường hợp hành vi của chính trẻ có thể khiến bản thân trẻ gặp nguy hiểm, tức là bao gồm các phạm trù chính: Bạo lực mạng, quấy rối trên mạng, nhắn tin chứa các nội dung liên quan đến tình dục và tống tiền bằng cách tiết lộ thông tin liên quan đến tình dục của ai đó.

Bạo lực mạng (Cyberbullying)

Bạo lực mạng được định nghĩa là "những hành vi cố tình gây tổn thương cho người khác, được thực hiện bởi một cá nhân hoặc một nhóm người, lặp lại nhiều lần, sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại, để gây hấn với nạn nhân, người mà không có khả năng tự vệ" bởi Campbell và Bauman, 2018. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các cụm từ và cách đánh giá khác để định nghĩa lại bạo lực mạng, để có thể cho thấy sự khác nhau so với các hình thức bắt nạt và quấy rối truyền thống. Một số chuyên gia cho rằng sự ẩn danh và tính tấn công công khai là những yếu tố quyết định của bạo lực mạng, tuy nhiên ý kiến này cũng đang gây tranh cãi do có ý kiến phản biện rằng kẻ bắt nạt có thể tự tiết lộ danh tính nhưng sự quấy rối lại thông qua những kênh kín đáo hơn.

Nhắn tin chứa các nội dung liên quan đến tình dục (Sexting)

‘Sexting’ là cụm từ miêu tả hành vi trao đổi những tình nhắn liên quan đến tình dục và đang trở thành một hiện tượng phổ biến trực tuyến khi điện thoại thông minh ngày càng dễ sở hữu.

Zalo

 

Sexting là một ví dụ điển hình về rủi ro trực tuyến mới, khi mà các điều luật và khung pháp lý chưa thể được áp dụng một cách hiệu quả trong việc xử lý và thường phản tác dụng.

Rủi ro của sexting có thể bị xem nhẹ khi nhiều người lầm tưởng rủi ro chỉ xảy ra khi hình ảnh riêng tư bị chia sẻ mà không có sự đồng thuận của người trong cuộc. Trong khi thực tế, khi trẻ em, trẻ vị thành niên đã vô tình tự sản xuất ra một số thành phẩm khiêu dâm có nguy cơ dễ dàng bị chia sẻ trực tuyến và có thể sẽ bị lưu trữ mãi mãi. Ở nhiều quốc gia, việc chia sẻ những hình ảnh khiêm dâm, khoả thân giữa trẻ vị thành niên được coi là vi phạm pháp luật và những người vi phạm có thể phải chịu sự truy tố và bị xử lý theo pháp luật

Sexting có nguy cơ tiềm ẩn cao trong việc gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự riêng tư và sức khoẻ tinh thần của trẻ. Những hình ảnh chứa nội dung nhạy cảm sẽ dễ dàng bị phát tán và lưu trữ trên môi trường mạng.

Tống tiền bằng cách đe doạ tiết lộ thông tin tình dục của ai đó (Sextortion)

Tống tiền bằng cách đe doạ tiết lộ thông tin tình dục của ai đó (sextortion) là một dạng hành vi lạm dụng trẻ em, trẻ vị thành niên trực tuyến theo cách mới. Sextortion đề cập đến việc đe doạ sẽ chia sẻ, tung hình ảnh nhạy cảm của nạn nhân, muốn nạn nhân phải làm theo yêu cầu của tội phạm (gửi thêm hình ảnh nhạy cảm, ép buộc quan hệ tình dục, trả thật nhiều tiền hoặc làm theo một số yêu cầu khác), cho dù việc chia sẻ hình ảnh, tung hình ảnh không thực sự xảy ra. Rủi ro này khác với Sexting nhưng cũng sẽ mang đến những hậu quả tương tự nếu trẻ em, trẻ vị thành niên, thanh thiếu niên không may gặp phải.

Zalo

 

2/ Rủi ro từ nội dung tiếp nhận

Trong năm 2011 OECD đã xác định có 3 phần chính thuộc rủi ro từ nội dung:

1/ Nội dung bất hợp pháp

2/ Nội dung không phù hợp độ tuổi/ nội dung độc hại

3/ Lời khuyên độc hại

Nhìn chung, 3 loại rủi ro nội dung này vẫn có thể áp dụng cho đến ngày hôm nay dù công nghệ có nhiều thay đổi và cách thức trẻ em tiếp xúc với chúng.

Có một số vấn đề nổi bật mới hoặc đã từng được nhấn mạnh trước đó: những phát ngôn tiêu cực nhằm tấn công cá nhân, sản phẩm mang tính xúc phạm và có nội dung độc hại, tin tức giả.

Zalo

 

Số lượng trẻ em bị ảnh hưởng tiêu cực khi tiếp xúc với nội dung mang tính công kích cá nhân ngày càng tăng. Tuy nhiên trước thực tế này, vẫn có những bằng chứng được đưa ra cho rằng càng nhiều trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên đã và đang trở nên cẩn trọng hơn khi phải tiếp xúc với nội dung công kích trên mạng và các em đã biết cách báo cáo lại những hành vi này.

Ngoài ra, kiểu rủi ro nội dung này cũng có thể được xem là vi phạm luật hình sự ở một số nước, khi trong đời sống thật, những phát ngôn công kích cá nhân cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, pháp luật thường không xử lý được triệt để và hiệu quả. Do đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường thêm các biện pháp thực sự áp dụng được trên môi trường trực tuyến

Zalo

 

Hiểu biết về các phương tiện truyền thông và kỹ thuật số, cũng như tư duy phản biện được xem là những kỹ năng cần thiết để có thể tránh được các rủi ro kể trên. Một số hành động của chính phủ được khuyến khích như việc đưa các bài học về phân biệt tin thật, tin giả, nội dung không có thật, vào chương trình học cho trẻ em, trẻ em vị thành niên và thanh thiếu niên. Những kiến thức trên được đánh giá là quan trọng đối với trẻ khi trẻ tiếp thu và lan truyền thông tin từ nhiều nguồn trực tuyến, từ các mạng xã hội, mà các nền tảng này có tỷ lệ không đáng tin khá cao.

-------------

Nguồn tham khảo: https://www.oecd-ilibrary.org/sites/796ac574-en/index.html?itemId=/content/component/796ac574-en

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616