• 111
  • lang
  • lang

Ngăn chặn việc trẻ bị bắt nạt nghĩ đến việc tự tổn thương bản thân (Phần 1)

Nạn nhân của BLHĐ thường có nguy cơ hướng đến hành động tự tử cao hơn người không phải nạn nhân, khoảng từ 2 đến 9 lần. Bạo lực là một trải nghiệm cực kỳ đáng sợ và tệ hại, gặp nhiều khó khăn khi gia đình nạn nhân muốn giúp đỡ con trẻ bị bạo hành vượt qua. Đây có thể là ác mộng với nhiều cha mẹ khi họ ý thức được con cái đang phải trải qua bạo hành. Nhiều cha mẹ hẳn đã có đọc qua một số bài báo về việc trẻ em ở nhiều lứa tuổi khác nhau đã thực sự tự vẫn bởi vì bị bạo lực, và có rất nhiều chuyện đã diễn ra dẫn đến kết cục đáng buồn đó.

 

Việc cha mẹ tìm kiếm thông tin để biết cách trò chuyện với các con về bắt nạt, phục hồi sau khi bị bạo lực có thể không dễ dàng, thậm chí là quá khả năng của họ. Tuy nhiên có rất nhiều tổ chức, đơn vị sẵn sàng giúp đỡ trong việc tư vấn, điều trị vấn đề trẻ và gia đình đang phải đối mặt (trường học, các tổ chức bảo vệ, tư vấn tâm lý trẻ em, học đường)

Một số chuyên gia về sức khoẻ và tinh thần trẻ em đã đưa ra một số lời khuyên hành động dành cho cha mẹ nếu phát hiện con trẻ đang bị bắt nạt.

Hãy để ý dấu hiệu của trầm cảm

Nếu bạn để ý thấy con cái trở nên dễ tức giận, kích thích, thay đổi tâm trạng không bình thường, hoặc thay đổi thói quen ăn uống, nghỉ chơi, không còn vui thích các hoạt động giải trí, điểm số học tập giảm, và dần dần xa lánh mọi người. Một khía cạnh khác cũng đáng quan tâm là những lời nhận xét thiếu tế nhị "chả ai quan tâm đến bạn đâu" hay "chuyện bạn bị bắt nạt không quan trọng chút nào" từ những đứa trẻ cùng trang lứa cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tự vẫn của nạn nhân. 


 

Cha mẹ có thể giúp bằng cách: Với bất cứ biểu hiện nào, hãy trò chuyện với trẻ nếu bạn có những trải nghiệm tương tự, và đưa trẻ đến gặp chuyên gia cũng là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc cha mẹ có thể trò chuyện một cách cởi mở với nhân viên, thầy cô trong trường và những phụ huynh cùng lớp của trẻ cũng sẽ giúp ích cho quá trình hỗ trợ trẻ. 

Hãy dành thời gian trò chuyện với trẻ hàng ngày

Nếu con trẻ cảm thấy thân thiết với cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái khi tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn cho vấn đề bạo lực chúng đang gặp phải. Vì có những đứa trẻ sẽ tự cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi khi phải đương đầu với vấn đề một mình. Nên nếu có thể, hãy chân thành dành thời gian cho con, ít nhất 15 phút hàng ngày. Không phải để nói về việc nhà, về học tập mà cha mẹ và các con chỉ tập trung nói về những việc mà con muốn làm. Đó chính là chìa khoá dành cho việc kết nối giữa 2 thế hệ.


 

Cha mẹ có thể thực hiện được: Cha mẹ và các con dành thời gian chơi đố vui, chơi cờ, hoặc đọc truyện tranh, chơi thể thao, miễn là các hoạt động có sự tương tác tích cực với con trẻ.
 

Hãy đón xem phần 2 tại đây

-------------

Nguồn tham khảo: https://www.parents.com/kids/problems/bullying/bullying-and-suicide/
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: 
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111: 
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616