• 111
  • lang
  • lang

Ngày Quốc tế Người di cư 18.12

Khi nhiều nước trên thế giới cùng kỷ niệm ngày Quốc tế Người di cư trong năm nay, năm 2020, chúng ta cùng nhìn lại những câu chuyện về sự kết nối trong cộng đồng, xã hội, một sự kết nối đa dạng và độc đáo khi khoảng hơn 272 triệu người di cư ở khắp nơi đang có sự khởi đầu mới, xây dựng những nhóm cộng đồng mới. 

Từ người thợ cắt tóc người Syria miệt mài buôn bán ở Thổ Nhĩ Kỳ, đến các nhạc sĩ cổ điển từ Venezuela biểu diễn với các đồng nghiệp trong dàn nhạc Cộng hòa Dominica của họ, chúng ta thấy được những hứa hẹn về một tương lai tốt hơn, khi việc di cư được quản lý tốt và xử lý một cách công tâm cho tất cả mọi người. Đồng thời, ta cũng chứng kiến những sự hoà nhập của những nền văn hoá, truyền thống khác nhau để tạo thành một cộng đồng, nền văn hoá mới. Và cộng đồng mới sẽ càng mạnh mẽ hơn, phát triển hơn khi những người dân bản địa chào đón họ đến với vùng đất này.

Kết quả này không chỉ là một mục tiêu hoặc một lý thuyết được đặt ra. Kết quả này là thực trạng lâu dài của việc di cư, nhập như đã giúp hình thành nên xã hội loài người trong nhiều thiên niên kỷ. Người di cư rời khỏi quê hương để tìm đến những vùng đất mới an toàn, nhiều cơ hội hoặc để đầu tư cho bản thân qua con đường giáo dục. Nhóm người di cư tìm kiếm cuộc sống không có định kiến và phân biệt đối xử. Những nơi và cộng động chào đón họ, hỗ trợ họ sẽ phát triển vì một cộng đồng cởi mở, hướng đến việc xây dựng những cộng đồng văn minh, tiến bộ hơn.

Trong ngày 17.12 tại Hà Nội, buổi mít tinh với chủ đề "Tiếng nói Người di cư trong đại dịch COVID-19" do Bộ Y tế Việt Nam và IOM đồng tổ chức đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện, chuyên gia của các cơ quan chính phủ Việt Nam và IOM. Thông điệp "Chúng ta sẽ không được an toàn cho đến khi mọi người cùng được an toàn" trong buổi mít tinh muốn nhấn mạnh về việc chấm dứt phân biệt đối xử, lan truyền thông tin sai lệch về cộng đồng người di cư, khiến họ càng dễ bị tổn thương hơn trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn trên toàn thế giới.  

Người di cư trong nước và quốc tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, bị mất việc làm, buộc phải về nước và phân biệt đối xử. Điều này làm tình trạng dễ bị tổn thương của họ thêm trầm trọng, đồng thời gia tăng nguy cơ trở thành đối tượng của nợ nần, nô lệ, buôn người và bóc lột, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái. Do đó, cần có cách tiếp cận toàn diện, kết hợp nhiều bên liên quan để không chỉ bảo vệ những người di cư dễ bị tổn thương mà còn đảm bảo thông tin về di cư an toàn tiếp tục được phổ biến rộng rãi để những người có nguyện vọng di cư được chuẩn bị thật tốt cho thời điểm các nước mở cửa trở lại.

Vai trò động lực kinh tế của thương mại quốc tế đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Sự hồi sinh của các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID-19 phụ thuộc vào việc tìm ra những cách thức sáng tạo để giảm bớt sự hạn chế di chuyển và tạo thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa, dịch vụ và kỹ năng. Việc đảm bảo cho người lao động nhập cư và người dân sinh sống tại khu vực biên giới qua lại đường biên một cách an toàn, giải quyết các mối quan tâm chính đáng về sức khỏe cộng đồng mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta

Lao động di cư Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào đời sống, nền kinh tế và sự phát triển của đất nước thông qua kiều hối và các kỹ năng. Covid 19 không được coi là lý do để chúng ta lơ là trong cam kết bảo vệ quyền của người lao động di cư bất kể tình trạng pháp lý của họ là gì. Chúng ta kỷ niệm Ngày Quốc tế Người di cư vào ngày 18 tháng 12. Đây là thời điểm tuyệt vời để tăng cường thực hiện các cam kết bảo vệ người lao động di cư thông qua việc xóa bỏ các khoản phí và chi phí liên quan đến tuyển dụng và đảm bảo rằng người di cư được bao gồm trong các giải pháp phục hồi và chiến lược giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

Đại dịch COVID-19 đã nhắc chúng ta, rằng sức khỏe, thực phẩm, và nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc rất  nhiều vào việc di cư an toàn, có trật tự và hợp pháp. Hãy cùng chúng tôi kỉ niệm ngày Quốc tế Người Di cư trong tuần này! Chúng ta cảm phục họ, giúp đỡ họ và cam kết rằng những lời hứa về một tương lai tiến bộ hơn sẽ thành hiện thực #WeTogether.
 

-------------------

Nguồn tham khảo:  https://www.iom.int/migrantsday

https://www.facebook.com/iom.vietnam 

-------------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616