Những dấu hiệu này dựa trên khái niệm về lao động cưỡng bức được quy định trong Công ước về Lao động cưỡng bức năm 1930 của ILO (Công ước số 29) như sau: “Tất cả các công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe dọa bằng bất kỳ hình phạt nào và là các công việc và dịch vụ mà người đó không tự nguyện làm”.
Theo ILO, 11 dấu hiệu về lao động cưỡng bức được liệt kê như sau:
Trong một tình huống cụ thể nào đó, có thể chỉ cần một dấu hiệu là ta đã nhận biết tình trạng lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, có thể bạn cần phải kết hợp một số dấu hiệu thì mới nhận ra vụ việc về lao động cưỡng bức. Tổng thể lại, bộ 11 dấu hiệu này là những yếu tố chính có thể cấu thành một vụ việc về lao động cưỡng bức và đây là cơ sở để đánh giá, xác định liệu một cá nhân người lao động nào đó có phải là nạn nhân của lao động cưỡng bức hay không.
1. Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động
Lâm vào tình trạng khó khăn, ví dụ như thiếu sự chọn lựa về cách mưu sinh, không nhất thiết đẩy một người nào đó vào tình trạng lao động cưỡng bức. Chỉ khi người sử dụng lao động lợi dụng tình trạng khó khăn của người lao động để, ví dụ như, áp đặt thời gian làm việc quá nhiều hoặc giữ tiền lương thì khi đó mới phát sinh tình trạng lao động cưỡng bức.
2. Lừa gạt
Việc lừa đảo trong tuyển chọn lao động có thể bao gồm những lời hứa về điều kiện làm việc và mức lương bổng, nhưng cũng có thể là lời hứa về loại hình công việc, điều kiện sinh hoạt và làm việc, tư cách di cư hợp pháp, địa điểm nơi làm việc hoặc pháp nhân của chủ sử dụng. Trẻ em cũng có thể được tuyển chọn thông qua các lời hứa thật hấp dẫn đối với bản thân các em hoặc cha mẹ các em, liên quan đến việc tiếp tục được đi học hoặc thường xuyên được bố mẹ tới thăm hoặc được về thăm bố mẹ.
3. Hạn chế đi lại
4. Bị cô lập
Tình trạng bị cô lập cũng có thể liên quan tới thực tế rằng các cơ sở kinh doanh nơi người lao động làm việc không hợp pháp và không được đăng ký, do vậy, rất khó để cho các cơ quan thực thi pháp luật hoặc các tổ chức khác xác định địa điểm và giám sát những gì xảy ra đối với người lao động.
Mời theo dõi phần tiếp theo
-----------
Nguồn tham khảo:
https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/documents/publication/wcms_414359.pdf
-----------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616