Việc chúng ta mua sắm hàng ngày có ảnh hưởng đến cuộc sống của nhóm người lao động di cư trên thế giới. Việc chọn mua một chiếc áo thun, một thỏi son môi cũng có thể tạo ra sự khác biệt đối với mức lương tối thiểu của công nhân ngành may mặc và sản xuất mỹ phẩm.
Chúng ta đang sống trong thời đại của sản xuất hàng loạt, nhằm phục vụ hàng trăm triệu, hàng tỷ người toàn cầu. Rất nhiều công ty, doanh nghiệp, thương hiệu thời trang, hàng hoá may mặc, sản phẩm từ vải, mỹ phẩm, trang điểm, làm đẹp, v.v không sở hữu hay trực tiếp quản lý các khu vực trồng cây bông vải lấy sợi. Đồng thời, các nhà máy sản xuất cũng không nhất thiết được xây dựng hay thuộc quyền quản lý của các công ty này. Đa số sẽ dựa vào các nhà cung cấp, bên thứ ba cho dịch vụ sản xuất cho những ngành nghề kể trên. Và những nhà cung cấp này sẽ đứng ra thuê nhân công để làm việc cho nhà máy, phân xưởng của họ.
1/ Lao động giá rẻ ở các nhà máy phụ trách sản xuất quần áo và mỹ phẩm đại trà
Nhiều sản phẩm thuộc các nhãn hiệu thời trang, mỹ phẩm làm đẹp nổi tiếng được làm ra bởi nhóm lao động nhập cư, thường được bày bán tại nhiều quốc gia trên thế giới thông qua chuỗi cung ứng quốc tế. Chưa nhiều khách hàng ý thức được khi họ chi trả để mua những sản phẩm này, họ đang góp phần khiến nguy cơ bị bóc lột, bạo hành của những người lao động di cư này cao hơn.
Các nhãn hàng cố gắng thu hút thật nhiều khách hàng, chạy đua bằng thật nhiều sản phẩm ở mức giá rẻ, xuất hiện quanh năm, tiếp cận thị trường bình dân tại nhiều nước. Để làm được điều này, các doanh nghiệp, nhãn hàng sẽ tìm đến những nhà cung cấp với mức giá cạnh tranh, những nơi có lao động giá rẻ cùng phải chi phí cung ứng phải chăng. Giá để sản xuất đại trà một sản phẩm bình dân sẽ rất thấp để nhãn hàng có thể đầu tư nhiều hơn vào việc quảng cáo và những chi phí khác. Chính vì chi phí để làm ra sản phẩm phải thấp, các bên nhà máy sản xuất/ cung ứng sẽ ép lương công nhân xuống càng thấp đi kèm với điều kiện làm việc tồi tàn, không đảm bảo các yêu cầu an toàn trong sản xuất hoặc tệ hơn là có thể diễn ra bạo lực khi người lao động phản kháng.
Lao động nhập cư dễ trở thành nạn nhân của mua bán người và bóc lột lao động. Điều này xảy ra do nhóm người di cư thường bị gạt ra ngoài lề xã hội, ít được tiếp cận với các dịch vụ pháp lý và y tế, đồng thời thiếu sự bảo vệ của gia đình và phúc lợi xã hội mà người dân địa phương có thể có.
Không thể phụ nhận thực tế rằng nhóm lao động nhập cư đang phải đối mặt với các hệ quả của cưỡng bức/ bóc lột lao động. Họ đã bị lừa hoặc dụ dỗ bằng những lời hứa hẹn về mức lương khá hơn, môi trường làm việc hiện đại hơn. Giấy tờ cá nhân của họ đã bị giữ lại, trở thành đồ vật mà chủ sử dụng lao động dùng để đe doạ họ khi họ muốn nghỉ việc.
Vậy, với tư cách là người tiêu dùng, bạn nên làm gì và có thể làm gì để giúp đỡ nhóm người lao động trên?
Mời theo dõi bài viết tiếp theo.
-----------
Nguồn tham khảo:
https://iomx.org/who-is-making-your-stuff-a-look-at-labour-exploitation-in-supply-chains/
https://iomx.org/6-ways-to-support-the-people-behind-the-products/
https://www.sustainyourstyle.org/en/whats-wrong-with-the-fashion-industry
-----------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616