• 111
  • lang
  • lang

Nguy cơ bạo lực gia đình trẻ em trong thời kỳ COVID-19

     Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, cha mẹ cần bảo đảm cho con trẻ, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, có thể sống một cuộc sống không có bạo lực.

     Nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng bạo lực gia đình đang gia tăng trong các cuộc khủng hoảng và thảm họa thiên tai. Cụ thể hơn, trong đại dịch Covid-19, vấn đề mất việc làm và cách ly tại nhà đã khiến tỷ lệ bạo lực với trẻ em tăng cao. Đặc biệt khi cuộc sống hàng ngày bị xáo trộn, trẻ em đã có nguy cơ bị bạo lực có thể cảm thấy dễ bị tổn thương hơn nữa. 

     Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Việc phải thực hiện giãn cách xã hội, sống trong môi trường khép kín, hạn chế đi lại có thể khiến cha mẹ hoặc người trông giữ trẻ càng căng thẳng, dẫn đến những hành vi có hại cho trẻ. Hoặc khi các thành viên trong gia đình thường xuyên ở nhà cùng nhau, trẻ sẽ gặp áp lực do bị mắng, bị đánh. Ngoài ra, việc sử dụng bạo lực cũng khiến trẻ cảm thấy bố mẹ không gần gũi, quan tâm đến mình trong thời gian này.

Sản phẩm truyền thông của sáng kiến "Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học" của tổ chức Tầm nhìn Thế giới.

     Hậu quả của bạo lực sẽ làm tổn hại về thể chất, tinh thần và tâm lý xã hội của nạn nhân, không chỉ tức thời mà rất lâu dài. Trẻ em bị bạo lực từ bé sẽ bị ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ, kém tự tin, giao tiếp xã hội kém hơn, và ít thành công trong cuộc sống sau này so với những người cùng trang lứa.

Sản phẩm truyền thông của sáng kiến "Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học" của tổ chức Tầm nhìn Thế giới.

     Trẻ em xứng đáng được sống trong sự yêu thương và bảo vệ của cha mẹ, đặc biệt là trong thời điểm COVID-19 đang diễn biến khó lường. Một số biện pháp ngăn chặn bạo lực gia đình cần sự hợp tác từ cha mẹ như: bổ sung kiến thức về bảo vệ trẻ em, hướng dẫn con cách giải toả sự căng thẳng, tìm hiểu và áp dụng kỷ luật tích cực với trẻ. Bên cạnh đó, bản thân trẻ cần được hỗ trợ nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân và bạn bè thông qua nhà trường, các cơ quan chính quyền, các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phú.

-------------

Nguồn tham khảo:

https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/bao-ve-phu-nu-va-tre-em-khoi-bao-luc-trong-boi-canh-covid-19-474911/

http://kinhtedothi.vn/trong-dai-dich-covid-19-phu-nu-va-tre-em-bi-bao-luc-gia-dinh-gia-tang-vi-sao-386219.html 

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: 

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111

- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111

- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111: 

+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte

+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616