• 111
  • lang
  • lang

Nguy cơ gia tăng nạn nhân của bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong thời điểm giãn cách, cách ly xã hội

Lệnh cách ly xã hội ở bất kỳ quốc gia nào cũng vô tình khiến trẻ em, nạn nhân của bạo hành, xâm hại tình dục sẽ không có cơ hội để chạy trốn hay cầu cứu bất kỳ ai..

Đại dịch Covid-19 trở thành nỗi ác mộng đối với những đứa trẻ đang hứng chịu đòn roi, đánh đập hay thậm chí là lạm dụng tình dục, theo The New York Times. Theo Nina Agrawal, giáo sư trợ lý nhi khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia (Mỹ), cho rằng: “Sự chôn chân trong nhà khiến phụ huynh, người đang phải vật lộn với nỗi lo kinh tế, không còn đủ thời gian và kiên nhẫn đối với trẻ nhỏ”. Chính vì thế, nguy cơ về lạm dụng trẻ em, bao gồm lạm dụng tình dục, là không thể tránh khỏi.

Thực tế, nhiều cha mẹ chưa thực sự nhận thức được trẻ có thể bị bạo hành ngay tại chính ngôi nhà trẻ đang sinh sống. Hoặc cha mẹ chưa nhận ra rằng một số hành động quá mức trong lúc căng thẳng chính là bạo lực gia đình.

CÁC HÌNH THỨC BẠO LỰC TRẺ EM

Zalo

 

Theo UNICEF, trên toàn thế giới:

- Gần 300 triệu (tức là 3 trong 4) trẻ em tuổi từ 2 đến 4 bị người chăm sóc trẻ áp dụng kỷ luật bạo lực (thể chất hoặc tinh thần) một cách thường xuyên.

- 250 triệu (khoảng 6 trong 10) trẻ bị trừng phạt thân thể;

- 1 trong 4 (176 triệu) trẻ em dưới 5 tuổi sống với mẹ, người đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình

Tuy nhiên, lệnh giãn cách, phong toả trong đại dịch đã vô tình ngăn chặn con đường ẩn náu, bỏ trốn của trẻ, khiến tình trạng giam giữ những đứa trẻ đang bị tổn thương kéo dài và có thể trở nên tồi tệ hơn.

Theo một báo cáo, những người làm việc trong môi trường giáo dục chiếm 20% trong số người báo cáo về những vụ lạm dụng và bạo hành trẻ em trên toàn nước Mỹ. Khi trẻ đến trường với những dấu hiệu bất ổn, các giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên tư vấn tâm lý sẽ tìm hiểu và báo cáo với cơ quan chính quyền để có thể can thiệp kịp thời.

Với tình hình nhiều quốc gia tuyên bố tạm thời đóng cửa các trường học do dịch bệnh, nạn nhân của bạo hành, lạm dụng trẻ em không có cơ hội được nhìn thấy và bảo vệ vì chúng thậm chí không thể gặp mặt những "người cứu nguy".

CHA MẸ/NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BẠO LỰC TRẺ EM?

Zalo

 

HÃY GỌI CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP NẾU CHỨNG KIẾN TRẺ BỊ BẠO LỰC, XÂM HẠI MÀ BẠN KHÔNG TỰ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC

Zalo

 

Hãy bảo vệ trẻ em, bảo vệ con em của mình dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào bởi các đối tượng tội phạm khai thác, xâm hại tình dục trẻ em luôn ẩn mình chung quanh các con. Sự lơ là chủ quan có thể sẽ khiến cha mẹ vuột mất tay những đứa trẻ ra khỏi sự an toàn.

---------

Nguồn tham khảo:

https://zingnews.vn/cach-ly-xa-hoi-ac-mong-cua-tre-em-bi-lam-dung-tinh-duc-post1070253.html?fbclid=IwAR1J1wjW8yzVdUcoOw8e0HHv0xsOPFgFix_3kQa_KiBe-V5lHKX3VLSjNwg

https://www.unicef.org/vietnam/vi/nh%E1%BB%AFng-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n/ph%C3%B2ng-ng%E1%BB%ABa-b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-v%C3%A0-x%C3%A2m-h%E1%BA%A1i-t%C3%ACnh-d%E1%BB%A5c-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-tr%E1%BA%BB-em

-----------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616