• 111
  • lang
  • lang

Nguy cơ lao động trẻ em mùa dịch COVID-19

     Trẻ em cần được bảo vệ khỏi lao động trẻ em hơn bao giờ hết do những tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.

     Hiện trạng đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường có thể dẫn đến sự gia tăng trở lại của lao động trẻ em. Do kinh tế gia đình càng khó khăn, sự kỳ vọng về việc trẻ phải lao động để giúp đỡ gia đình ngày càng cao. Càng nhiều trẻ có nguy cơ bị lạm dụng sức lao động và làm những công việc độc hại. Bên cạnh đó, hiện có hơn một triệu trẻ em từ 5-17 tuổi đang tham gia lao động trẻ em tại Việt Nam. Khi đại dịch ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, nhóm trẻ em này có nguy cơ phải làm việc nhiều giờ hơn hoặc trong điều kiện tồi tệ hơn.

Trẻ em lao động tại những khu vực nguy hiểm.

     Hậu quả của việc buộc trẻ em rời xa trường lớp để lao động sớm chính là sự phát triển không toàn diện về thể chất và tâm lý của các em. Đồng thời lao động sớm cũng cản trở việc tiếp cận giáo dục, mất đi tuổi thơ, tác động tiêu cực tới tương lai và quyền cơ bản của trẻ em. 

Trẻ em lao động vì mưu sinh. Nguồn: phunuvietnam.vn

     Tuy nhiên, ranh giới giữa trẻ em lao động để mưu sinh và trẻ tham gia lao động hỗ trợ gia đình ở mức độ phù hợp đã và đang được các cơ quan chức năng xác định rõ ràng hơn. Lao động để giúp đỡ gia đình và tăng cường kỹ năng sống không sai. Nhưng việc bóc lột, cưỡng bức lao động trẻ em, buộc trẻ phải làm việc trong môi trường độc hại, khắc nghiệt, quá thời gian pháp luật quy định là vi phạm pháp luật. 

 

Tờ rơi nâng cao nhận thức cho Người sử dụng lao động và các doanh nghiệp về lao động trẻ em. Nguồn: ILO và VCCI

     Do đó, việc bản thân cha mẹ hiểu rõ được bản chất và hậu quả của lao động trẻ em rất quan trọng trong quá trình tự nâng cao nhận thức. Nhằm ngăn chặn việc ép buộc trẻ lao động, ngoài các hành động kêu gọi giáo dục về kiến thức và pháp luật, công tác vận động những hộ gia đình khó khăn không để trẻ làm việc mưu sinh sớm cũng rất cần thiết. Những nỗ lực chống lại lao động trẻ em bất hợp pháp cần có sự tham gia đồng bộ của gia đình, thầy cô, nhà trường, cơ quan chức năng ở các cấp, các tổ chức và bản thân các em. Hãy gọi đến Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 khi thấy trẻ em bị bóc lột sức lao động.

-------------------

Nguồn tham khảo: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/ung-pho-nguy-co-tang-lao-dong-tre-em-do-covid-19-474456/

Tờ rơi nâng cao nhận thức cho Người sử dụng lao động và các doanh nghiệp về lao động trẻ em

 https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_721945/lang--vi/index.htm

-------------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: 

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111

- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111

- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111: 

+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte

+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616