Theo pháp luật Việt Nam, lao động trẻ em được hiểu là trẻ em và người chưa thành niên làm các công việc trái quy định pháp luật về lao động, cản trở hoặc tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, nhân cách và sự phát triển toàn diện của các em.
Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất
Nguyên nhân và hậu quả của lao động trẻ em
Nguyên nhân về kinh tế
Do đói nghèo, ở Việt Nam và trên thế giới, nhiều gia đình buộc phải sử dụng LĐTE như một phương sách để đối phó với tình trạng giảm sút thu nhập và sinh kế do đại dịch Covid 19 dẫn đến sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu và các biện pháp giãn cách xã hội. Đồng thời, do hậu quả tàn phá của các trận lũ lụt, thiên tai làm tăng nguy cơ các gia đình bị ảnh hưởng phải đối mặt với gánh nặng kép của cả đại dịch lẫn thảm họa thiên nhiên. Các nguyên nhân của đói nghèo có thể tóm lược như sau:
Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn kìm hãm sản xuất.
Nhóm nguyên nhân do chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức về cách làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro...
Nhóm nguyên nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh: dịch HIV/AIDS, dịch COVID-19..
Nhóm các nguyên nhân do cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Nguyên nhân về giáo dục
Do bố mẹ không đủ khả năng tài chính để cho con đi học tiếp, hoặc chương trình giáo dục thiếu phù hợp khiến cho một số trẻ em không thích đi học, học kém, trẻ cảm thấy đi học không có ích, hoặc trường xa không tiện đi họ
Nhận thức/tâm lý của trẻ và gia đìn
Muốn đi làm hoặc học nghề sớm, muốn cho con nghỉ học sớm để đi làm, học nghề, muốn kiếm tiền để phụ giúp gia đình, trang trải cuộc sống
Các nguyên nhân xã hội
Đại dịch Covid 19, bất bình đẳng giới, di cư từ nông thôn ra thành thị, khủng hoảng gia đình, hiệu quả thực thi chính sách pháp luật về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em, thiếu hiểu biết về pháp luật của lòng tham của chủ sử dụng lao động, thiếu kiểm tra,/giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước …
Hậu quả của lao động trẻ em
Hậu quả đối với bản thân trẻ
Thể chất (tai nạn, chậm phát triển, bị tàn tật vĩnh viễn hoặc bị đe dọa tính mạng do tai nạn lao động)
Tâm lý (khó hòa nhập, tổn thương tâm lý, tinh thần, trầm cảm hoặc thái độ bạo lực và đeo đẳng suốt quãng đời còn lại)
Nhận thức (suy giảm năng lực nhận thức, giao tiếp xã hội, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, tội phạm)
Bị cản trở cơ hội tiếp cận với giáo dục (phải bỏ học sớm hoặc học kém do phải dành thời gian để lao động)
Chịu nhiều nguy cơ tổn hại (dễ trở thành nạn nhân của mua bán người, xâm hại và bóc lột tình dục, dễ trở thành nạn nhân của các bệnh lênh truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS và các bệnh xã hội
Hậu quả đối với gia đình và cộng đồng, xã hội
Hậu quả đối với quốc gia
Lưu ý: Đối với bóc lột tình dục trẻ em trên môi trường mạng, hậu quả để lại cho trẻ sẽ có đặc điểm khác biệt
Tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, sự phát triển bình thường của trẻ về tâm lý, giới tính cũng như tương lai của các em sau này
Trẻ bị tổn thưng về tinh thần: hoảng sợ, cảm thấy bế tắc, trầm cảm, sang chấn…..
Tổn thương về sức khỏe thể chất
Nguồn tham khảo:
Tài liệu do World Vision International tại Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ Dự án ACE.
____
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành động bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi điện đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua ứng dụng của Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng Đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616
+ Website Tổng đài 111: Tongdai111.vn
Tổng đài hoạt động 24/7 và hoàn toàn miễn phí.