• 111
  • lang
  • lang

Nhận diện và đánh giá nguy cơ lao động trẻ em đối với trẻ

Lao động trẻ em (LĐTE) có thể dẫn đến tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần, thậm chí tử vong cho trẻ em là nạn nhân của LĐTE. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, tổn hại chưa xảy ra nên gia đình, người thân có thể chủ quan với những hậu quả có thể xảy đến với trẻ, do đó không ngăn ngừa LĐTE. Việc phân tích, đánh giá nguy cơ, tổn hại đối với trẻ là cần thiết để có thể có các ứng phó và hỗ trợ kịp thời đối với trẻ, cũng như phòng ngừa sớm LĐTE.

Nguy cơ trở thành LĐTE từ bản thân trẻ

Trẻ có thể có nguy cơ cao trở thành LĐTE nếu có một số hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cộng hưởng. Một số yếu tố chính có thể cân nhắc gồm:

Yếu tố giới tính

Giới tính kết hợp với các yếu tố về tuổi của trẻ ảnh hưởng đến việc trẻ phải làm các công việc không phù hợp với khả năng, điều kiện của mình, và trái quy định pháp luật

Ví dụ: Trẻ em nam từ 15- dưới 16 tuổi mang vác các công việc nặng ≥ 15 kg và ≥12kg đối với trẻ em nữ trong điều kiện công việc không thường xuyên

Yếu tố dân tộc

Trẻ là người dân tộc thiểu số, không hiểu ngôn ngữ phổ thông ảnh hưởng đến việc trẻ nhận diện hoàn toàn về các hình thức lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại mà trẻ đang làm

Tình trạng khuyết tật

Tình trạng khuyết tật cản trở khả năng giao tiếp (ví dụ người trong gia đình hoặc bạn bè không hiểu trẻ muốn nói gì) có thể ảnh hưởng đến hiểu về tính chất và hình thức công việc mà trẻ em đang làm. Trẻ không có khả năng chia sẻ công việc của mình với những người xung quanh.

Tình trạng học tập

Trẻ không còn đi học và đang tham gia lao động tại địa phương hoặc xa gia đình, trẻ phải làm các công việc không theo các quy định đối với trẻ em.

Trẻ em đang lao động hoặc chuẩn bị lao động

Trẻ em lao động phù hợp với qui định của pháp luật

Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Trẻ em đường phố

Trẻ em làm việc xa gia đình

Trẻ em chuẩn bị đến tuổi có thể tham gia lao động theo quy định của pháp luật

Trẻ em đang học nghề

Nguy cơ từ gia đình và người chăm sóc trẻ

Người chăm sóc trẻ 

Trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, không có người chăm sóc, không nơi nương tựa, hoặc bố mẹ đi làm ăn xa

Trẻ em chỉ còn cha hoặc mẹ

Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ hoặc không có người chăm sóc

Trẻ em bị bỏ rơi chưa được chăm sóc thay thế

Trẻ em không nơi nương tựa

Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

Trẻ em sống trong gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa

Cha/mẹ hoặc cả cha và mẹ nghiện các chất kích thích (rượu, bia) chất gây nghiện (ma túy, chất hướng thần…)

Cha/mẹ hoặc cả cha và mẹ tham gia, hoặc có lịch sử liên quan đến các tệ nạn xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túy

Cha/mẹ hoặc cả cha và mẹ có xu hướng bạo lực, thường xuyên đánh đập/bóc lột trẻ

Không có khả năng chăm sóc và dẫn tới trẻ phải bắt buộc tham gia các hoạt động lao động trái với quy định của pháp luật

Hoàn cảnh, điều kiện gia đình trẻ

Điều kiện kinh tế thuộc hộ nghèo, cận nghèo buộc trẻ phải tham gia lao động để phụ giúp gia đình, phải làm các cộng việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, trái quy định của pháp luật

- Các vấn đề thuộc hoàn cảnh gia đình của trẻ

- Trẻ em sống trong gia đình có thành viên đã từng là nạn nhân của LĐTE trước đó

- Gia đình đông con hoặc có nhiều người phụ thuộc; Trẻ em là anh/chị của từ 2 em trở lên

- Trẻ em sống bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai

- Trẻ em sống bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh

- Trẻ em không có giấy khai sinh

- Trẻ em tảo hôn hoặc sinh ra do tảo hôn

Các nguy cơ liên quan đến công việc của trẻ

Thời gian làm việc của trẻ

Trẻ đã từng hoặc có nguy cơ tham gia lao động vi phạm một trong các các quy định về thời gian như sau: 

Trẻ làm việc làm thêm giờ liên tục

Trẻ làm quá 4h/ngày và 20h/tuần đối với trẻ dưới 15 tuổi.

Trẻ là quá 8h/ngày và 40h/tuần đối với trẻ đủ 15 dưới 18 tuổi

Làm việc vào ban đêm, ngày nghỉ cuối tuần,

Trẻ không có thời gian nghỉ giải lao.

Tính chất và loại hình công việc

Trẻ đã từng hoặc đang tham gia công việc có một trong các yếu tố tại câu số 23 và không có người hỗ trợ và làm việc, giúp đỡ đối với trẻ trong quá tình làm việc.

Có thể tác động hoặc ảnh hưởng đến trí lực và thể lực của trẻ tại một thời điểm nhất định.

Chưa phải tham gia các hình thức lao động tồi tệ nhất với trẻ

Điều kiện và môi trường lao động của trẻ

Làm việc tại một hoặc nhiều môi trường đã nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhưng không liên tục và chỉ vào một thời điểm nhất định

Không sử dụng đồ bảo hộ lao động

Làm việc tại các cơ sở kinh doanh tự phát, nhưng có quy mô lớn, các làng nghề địa phương, không đảm bảo an toàn lao động

Đặc điểm cơ sở và người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động hoặc/và những người làm cùng thiếu nhận thức các quy định về sử dụng LĐTE

Người sử dụng lao động hoặc/và những người làm cùng có xu hướng hoặc lịch sử bạo hành, bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em

Quan điểm và nhận thức của cộng đồng về vấn đề LĐTE

Không nhận thức được về sự nguy hại và tác động tiêu cực của LĐTE

Không có hành động ngăn chặn việc sử dụng LĐTE, bảo vệ trẻ em khỏi lao đ sớm

Có hành vi/hàng động từ chối hoặc ngăn cản các hoạt động can thiệp, hỗ trợ hoặc phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE trong cộng đồng mình

Nguồn tham khảo:

Tài liệu do World Vision International tại Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ Dự án ACE.

_________

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến ​​hành động bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi điện đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua ứng dụng của Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng Đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo OA: Tổng đài 111 
+ Website Tổng đài 111:   Tongdai111.vn
+ Tiktok: Tổng đài 111

Tổng đài hoạt động 24/7 và hoàn toàn miễn phí.