• 111
  • lang
  • lang

Nhiều nguy cơ mới xuất hiện trong đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến nữ lao động di cư

Những ảnh hưởng và hệ luỵ của đại dịch COVID-19 đối với lao động nam và nữ sẽ diễn ra khác nhau, thậm chí có thể làm trầm trọng hơn sự bất bình đẳng vốn có của những cá nhân đã ở trong tình trạng dễ bị tổn thương, như là lao động di cư. 

Nhiều tổ chức trên thế giới đã dự đoán trước được tình trạng này và cũng đưa ra lời cảnh báo về sự cấp thiết của việc nhìn thẳng vào thực tế, từ các góc nhìn về giới tính và xã hội, cho phép việc xác định được những vấn đề bất bình đẳng này. Đồng thời các tổ chức cũng đang nỗ lực tiến hành các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ và toàn diện hơn đối với những nhóm người dễ bị tổn thương, đặt họ vào trọng tâm của các biện pháp ứng phó trong hiện tại và tương lai.

Giữa rất nhiều loại rủi ro mà đại dịch gây ảnh hưởng đến nhóm người di cư, có một số yếu tố tiêu cực rõ ràng sẽ tác động trực tiếp đến những người phụ nữ tham gia di cư. 

Những công việc không ổn định, nguy cơ bị lạm dụng, và những tác động khác của tình trạng kinh tế-xã hội: theo báo cáo của Tổ chức Di cư quốc tế, nữ di cư lao động chiếm khoảng 74% số lao động trong ngành dịch vụ, bao gồm cả nghề giúp việc, và rất nhiều trong số họ phải kiếm sống bằng những công việc không ổn định. Phần lớn thu nhập của họ sẽ được gửi về quê hương để giúp đỡ gia đình. Trong khoảng thời gian COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, việc di chuyển bị hạn chế khiến việc tạo ra thu nhập của nữ lao động di cư càng khó khăn hơn, nhất là đối với những người làm giúp việc. Hơn nữa, những hệ quả khi tìm kiếm và duy trì công việc không suôn sẻ thường sẽ ảnh hưởng khác nhau đến nhóm người dễ bị tổn thương, như phụ nữ và nhóm người di cư.

Trong một báo cáo của Quỹ phát triển Phụ nữ liên hợp quốc (UNDP) cũng đề cập đến việc nữ di cư lao động, nhất là với ngành nghề giúp việc gia đình, trong giai đoạn COVID-19, nhóm người này sẽ trở nên phụ thuộc nhiều hơn đến người chủ sử dụng lao động và họ ngày càng khó tiếp cận với các dịch vụ y tế công. Thậm chí khi thời điểm giãn cách, cách ly kết thúc, những hệ quả của khủng hoảng kinh tế sau đại dịch càng khiến phụ nữ có nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Điều này đã từng xảy ra ở khủng hoảng Ebola 2013-2016.

- Bị phân biệt đối xử nặng nề: Những suy nghĩ kỳ thị cho rằng những người di cư đều dính COVID-19 chỉ vì họ là người di cư, đã khiến nhóm người di cư thành tâm điểm chỉ trích và tấn công. Cụ thể hơn, đối với phụ nữ di cư, họ sẽ bị hạn chế tiếp cận với những sự chăm sóc sức khoẻ dành riêng cho phụ nữ (sức khoẻ sinh sản, hỗ trợ kiểm tra sức khoẻ nếu có báo cáo về bạo lực giới).

- Đứng trước nguy cơ cao với lây nhiễm virus: Như có đề cập ở trên, nữ lao động di cư gặp khó khăn để có sự chăm sóc y tế thích hợp trong giai đoạn COVID-19, từ những việc bảo vệ cơ bản như khẩu trang, nước rửa tay… đến việc giãn cách thích hợp khi phải chung sống, làm việc trong khu vực đông đúc.

- Công việc quá tải: Ở nhiều nơi trên thế giới, khối lượng công việc mà phụ nữ phải thực hiện với vai trò người giúp việc gia đình mà không được trả lương, thường cao gấp đôi nam giới. Khối lượng công việc cao hơn là kết quả của việc trường học đóng cửa khi thực hiện giãn cách xã hội, kèm theo việc chăm sóc người bệnh thường đến tay phụ nữ. 

- Ngày càng xuất hiện nhiều hơn trường hợp bạo lực giới: Giãn cách xã hội và sự hạn chế đi lại được áp dụng tại nhiều khu vực đã vô tình đẩy phụ nữ vào thế phải tách biệt bản thân khỏi xã hội, nhưng vẫn phải chịu nỗi khổ bạo hành hoặc nguy cơ bị bạo hành cao. Những mối nguy hiểm bạo hành giới đã tồn tại sẽ càng có diễn biến nghiêm trọng hơn bởi vì những bất ổn của di cư, việc làm và các biện pháp cách ly trong giai đoạn COVID-19. Nhóm người này đã không có sự trợ giúp của các quốc gia họ quá cảnh và quốc gia điểm đến, điều này dẫn đến nguy cơ cao bị tổn thương, khiến họ rơi vào nhiều tình huống nguy hiểm hơn.

 

Làm cách nào để nữ lao động di cư có thể được quan tâm hơn trong các kế hoạch ứng phó trước khủng hoảng?

Đại dịch COVID-19 gây những ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết mọi người, không phân biệt tình trạng sức khoẻ, pháp lý và những phản ứng tâm lý xã hội. Nhiều tổ chức khác nhau đã đưa ra những lời khuyên, khuyến nghị có thể bao quát được hầu hết số đông, nhằm hạn chế việc có bất kỳ ai bị bỏ quên trong kế hoạch ứng phó của các quốc gia, nhất là phụ nữ di cư lao động:

- Đảm bảo việc tiếp cận được các cơ sở hỗ trợ một cách an toàn: UNDP tin rằng các cơ sở hỗ trợ an toàn, nhất là khu vực biên giới, có thể giúp giảm nguy cơ lây lan bệnh tật, và các trường hợp bạo lực tình dục và bạo lực giới. Và các biện pháp hỗ trợ này phải được cung cấp cho toàn bộ cộng đồng người di cư, cho dù họ đang có tình trạng pháp lý bất thường.

- Cung cấp thêm tiền thưởng ngoài kế hoạch: Hành động này giúp nhóm người di cư lao động, đặc biệt là phụ nữ đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương, có khả năng sử dụng các trợ giúp kinh tế cho dù tình trạng pháp lý nhập cư của họ chưa ổn định.

- Cung cấp các biện pháp bảo vệ trước virus Corona tại các trung tâm hỗ trợ người di cư: Do có những địa điểm vẫn còn đông người làm việc và sinh sống, việc trang bị cho người di cư những thiết bị ý tế bảo vệ sức khoẻ của họ như khẩu trang và nước rửa tay rất quan trọng và cần thiết. Đối với những phụ nữ có thai, Tổ chức y tế thế giới WHO kêu gọi cần chăm sóc nhóm này cẩn thận hơn do nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường hô hấp đối với phụ nữ mang thai.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận được nhiều dịch vụ hỗ trợ cùng lúc: Cần có nhiều kênh để truyền tải thông tin chăm sóc và hỗ trợ đến các cộng đồng di cư: đường dây nóng, các tổ chức y tế các cấp...

- Đảm bảo người di cư được chăm sóc và không bị phân biệt đối xử: những người phụ nữ di cư thường bị phân biệt đối xử do là phụ nữ và đồng thời cũng là người di cư. Do đó, các chính phủ cần phải quản lý, theo dõi các cơ sở, trung tâm hỗ trợ người di cư nhằm đảm bảo việc phân biệt đối xử không diễn ra. Và cụ thể hơn đối với các trung tâm hỗ trợ sức khoẻ, cần đặc biệt lưu ý chăm sóc những trường hợp nạn nhân của bạo lực giới.

- Tăng cường khả năng vận hành từ xa của các dịch vụ hỗ trợ: việc ứng dụng các trợ lý ảo và hỗ trợ qua điện thoại có thể thực hiện được để đáp ứng được các nhu cầu hỗ trợ của nhóm phụ nữ mang thai. Tuy nhiên điều này không có nghĩa việc hỗ trợ tận nơi sẽ ngưng hoàn toàn, mà thay vào đó vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ những người thuận tiện khi đến gặp trực tiếp hơn. 
 

-------------------

Nguồn tham khảo: 

https://rosanjose.iom.int/SITE/en/blog/additional-risks-covid-19-migrant-women-and-how-address-them-0

-------------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616