• 111
  • lang
  • lang

Những con số ấn tượng về di cư quốc tế

Nhiều chính phủ và tổ chức thừa nhận rằng quy mô và tốc độ của di cư quốc tế ngày càng khó dự đoán chính xác do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mang tính thời sự (bất ổn nghiêm trọng, suy thoái kinh tế, xung đột) cũng như các thay đổi dài hạn (thay đổi dân số, phát triển kinh tế, phát triển của công nghệ, truyền thông, khả năng tiếp cận các phương tiên giao thông). Những số liệu thu thập nhiều năm cho thấy rằng hành vi di cư nội bộ không có chung khuôn mẫu, tuy nhiên đều bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, địa lý, nhân khẩu học và các yếu tố khác có thể dẫn đến các mô hình di cư khác biệt, như những hành lang di cư đã được phát triển trong một khoảng thời gian nhất định.

Số lượng người di cư quốc tế trên toàn cầu vào năm 2019: khoảng 272 triệu người (chiếm khoảng 3.5% tổng dân số thế giới)

• 52% số người di cư quốc tế là đàn ông, 48% còn lại là phụ nữ 

• 74% số người di cư quốc tế thuộc độ tuổi lao động (từ 20-64 tuổi) 

 

 

Ấn Độ tiếp tục là quốc gia có lượng người tham gia di cư quốc tế cao nhất. 

• Ấn Độ có nhiều người di cư quốc tế sống ở các nước khác đông nhất (17 triệu người), tiếp theo là Mexico (11.8 triệu người) và Trung Quốc (10.7 triệu người) 

• Nước được nhiều người di cư muốn đến nhất là Hoa Kỳ (đón khoảng 50.7 triệu người di cư)

 

Số lượng người lao động di cư giảm nhẹ tại các quốc gia có thu nhập cao, và tăng tại các khu vực khác.

• Khoảng giữa năm 2013 và 2017, các quốc gia có thu nhập cao chứng kiến sự giảm nhẹ của số lượng người lao động di cư (từ 112.3 triệu người xuống còn 111.2 triệu người). Trong khi đó, những nước có mức thu nhập trên trung bình lại gia tăng nhiều nhất về số lượng lao động di cư (từ 17.5 triệu lên 30.5 triệu người)

• Theo số liệu toàn cầu, số lượng lao động di cư nam nhiều hơn lao động di cư nữ khoảng 28 triệu người vào năm 2017. Lao động di cư nam có khoảng 96 triệu người (khoảng 58%) và lao động di cư nữ khoảng 68 triệu người (42%).

 

Lượng kiều hối quốc tế đạt mức 689 tỷ USD vào 2018.

• 3 quốc gia nhận kiều hối cao nhất theo thứ tự là Ấn độ (78.6 tỷ USD), Trung Quốc (67.4 tỷ USD) và Mexico (35.7 tỷ USD).

• Trong khi đó lượng kiều hối từ Hoa Kỳ gửi đi là cao nhất (60.8 tỷ USD), sau đó đến các nước Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (44.4 tỷ USD) và Ả Rập Xê Út (36.1 tỷ USD). 

 

Số lượng người tị nạn toàn cầu vào khoảng 25.9 triệu người trong năm 2018. 

• 20.4 triệu người tị nạn thuộc sự hỗ trợ của Cao uỷ Liên Hợp Quốc (UNHCR) về người tị nạn, và 5.5 triệu người được giúp đỡ và hỗ trợ bởi Cơ quan Cứu trợ và Hoạt động của Liên Hợp Quốc (UNRWA)

• 52% số dân tị nạn hiện dưới 18 tuổi

 

Số lượng người phải di cư nội địa do xung đột và bạo lực đạt khoảng 41.3 triệu người.

• Đây là con số cao nhất được ghi nhận kể từ khi Trung tâm giám sát sơ tán trong nước bắt đầu hoạt động giám sát từ 1998

• Cộng hoà Ả Rập Syria có số lượng người phải di dời đi nơi khác cao nhất (6.1 triệu người), tiếp theo là Colombia (5.8 triệu người) và Cộng hoà dân chủ Công gô (3.1 triệu người)

 

 

Số lượng người không có quốc tịch toàn cầu trong năm 2018 được khi nhận khoảng 3.9 triệu người.

• Bangladesh hiện là nơi tạm trú của 906 ngàn người không quốc tịch, đây là con số cao nhất được ghi nhận trên toàn thế giới. Tiếp theo là tại Côte d’Ivoire với 692 ngàn người, và Myanmar với 620 ngàn người.

 

Hướng di chuyển của người di cư ở các khu vực khác nhau sẽ khác nhau

• Trong khi những người di cư quốc tế đến từ khu vực các nước châu Phi, châu Á, và châu Âu thường chọn cư trú trong cùng khu vực, thì những người di cư đến từ Mỹ Latin, vùng Caribê và khu vực Bắc Mỹ thượng chọn định cư ngoài khu vực. Còn khu vực châu Đại Dương, số lượng người di cư trong khu vực và ra ngoài khu vực hầu như không có sự thay đổi nào trong năm 2019.

• Khoảng hơn ½ số lượng người di cư quốc tế (141 triệu người) sinh sống tại châu Âu và Bắc Mỹ.

 

Khi di cư là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến sự thay đổi dân số tại một vài quốc gia.

• Di cư trong vùng đã góp phần quan trọng vào sự thay đổi dân số ở một số nước châu Phi

• Lao động di cư đã giúp thay đổi dân số một cách rõ rệt, đặc biệt tại các nước Hội đồng hợp tác các nước Ả Rập Vùng Vịnh. Ngoại trừ khu vực Oman và Ả Rập Xê Út, người di cư chiếm phần lớn dân số các nước khu vực GCC.

-------------------

Nguồn tham khảo: 

https://publications.iom.int/system/files/pdf/wmr_2020.pdf

-------------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616