• 111
  • lang
  • lang

Những điều cần biết về sốt ở trẻ nhỏ.

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đó là hiện tượng do đáp ứng miễn dịch cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh bên ngoài như vi khuẩn, vi rút… Tuy nhiên, việc theo dõi và xử lý khi trẻ sốt là cần được chú ý, đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì nó có thể chuyển biến hoặc có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác cần được xử lý cấp bách. Bài viết này sẽ tập trung nói về sốt và những vấn đề cần biết khi trẻ sốt

ỐT CAO CÓ PHẢI DẤU HIỆU CỦA BỆNH NẶNG?

Theo TS. de Bont, ĐH Maastricht, Hà Lan nhiều cha mẹ nghĩ sốt cao là liên đới với mức độ nguy hiểm của bệnh nhưng thực tế điều này là rất hiếm. Nếu có cũng phải từ 41 độ C trở lên.

Ngược lại, mặc dù nhiệt độ sốt của trẻ ở mức trên bình thường một ít, nhưng vẫn có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Vậy, điều gì chúng ta nên hiểu về sốt.

Sốt cần được hiểu dựa trên các đặc tính của nó

1. Độ tuổi: Nguyên tắc chung là trẻ càng nhỏ thì sốt càng nguy hiểm. VD, trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt thường liên quan đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần thăm khám kĩ hơn từ bác sĩ hơn là tự hạ sốt ở nhà. Điều này là do sốt ở trẻ nhỏ phức tạp hơn người lớn vì thân nhiệt của trẻ chưa ổn định. Mỗi một độ tuổi sẽ có chỉ số thân nhiệt bị sốt khác nhau, có thể báo hiệu những nguy hiểm khác nhau.

2. Nhiệt độ: liệu chỉ số thân nhiệt có biến thiên (VD nhiệt độ sốt tăng nhanh) và chu kỳ (VD, chỉ sốt về chiều). Do đó, đo thân nhiệt cần phải dùng thiết bị đo chính xác và cho chỉ số tin cậy. Không phải dựa vào định tính như sờ trán.

3. Dấu hiệu đi kèm. Một số dấu hiệu đi kèm cần lưu ý tư vấn bác sĩ ngay như:

• Bé rất mệt mỏi

• Ngủ li bì

• Bé không hoạt động nhiều

• Ói hoặc tiêu chảy

• Môi khô

• Bỏ bú hoặc bỏ ăn nhiều bữa liên tục

• Nổi mẫn đỏ hoặc nổi mụn nước

• Khóc to, giọng cao

• Gặp các vấn đề khó khăn trong hô hấp

• Cổ sưng, thóp phồng

4. Hiệu quả của thuốc hạ sốt và sự tái sốt. VD. sốt vẫn kéo dài hoặc không có chiều hướng giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt sau 3-5 ngày.

Không có mô tả ảnh.

CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ SỐT

1. Đo và kiểm tra thân nhiệt của trẻ sau 30 phút dùng thuốc và sau mỗi 4-5 tiếng nếu cần. Việc xác định thân nhiệt khi sốt là rất quan trọng. Thay vì dùng tay sờ trán để phán đoán, chúng ta có thể chọn những dạng nhiệt kế điện tử để dễ theo dõi và chính xác hơn. Ở các nước Châu Âu nhiệt kế Braun BNT400WE của Đức là loại nhiệt kế điện tử được sử dụng khá phổ biến để nhận ra mức độ sốt của trẻ vì hệ thống điện tử có chia ngạch sốt từ thấp đến cao. Ngoài ra, nó còn có tính năng đo chuyên biệt theo từng độ tuổi sẽ thuận tiện cho cha mẹ theo dõi thân nhiệt của trẻ hơn, nhất là với những gia đình có trẻ nhỏ ở các độ tuổi khác nhau. Theo một khảo sát từ Ipsos năm 2020 tại 4 quốc gia châu Âu là: Hà Lan, Anh, Pháp, Đức: nhiệt kế Braun cũng là thương hiệu được phần lớn các Bác sĩ lựa chọn khuyên dùng. Tại Việt Nam hiện tại nhiệt kế này cũng đã có mặt và được phân phối chính thức bởi Braun Healthcare Vietnam

2. Chú ý các dấu hiệu đi kèm kể trên. Nếu có bất kỳ 1 dấu hiệu nào ở trên thì cần tư vấn bác sĩ sớm.

3. Cho trẻ mặc đồ thoải mái, tránh gò bó để cơ thể dễ dàng thoát nhiệt.

4. Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi, tư vấn liều từ dược sĩ/bác sĩ của trẻ để dùng đúng liều theo độ tuổi. Đừng cho bé uống thuốc hạ sốt liên tục vì thuốc hạ sốt cần dùng đúng liều và cần thời gian hạ nhiệt.

5. Dùng thuốc hạ sốt trước, lau mình sau. Đắp trán bằng khăn mát, nhưng lau mình bé bằng khăn ấm. Lau mình không quá 3 lần trong 4-6 giờ.

6. Mất nước là thường gặp ở trẻ sốt cao. Cho bé bú mẹ thường xuyên để hạn chế sự mất nước khi sốt nếu bé còn bú mẹ. Nếu không, có thể cho bé uống từ 1-2 thìa nước sau mỗi cử bú với bé dưới 3 tháng tuổi. Bé từ 3-6 tháng tuổi có thể cho bé uống 2-3 thìa nước sau mỗi cử bú hoặc có thể cho bé dùng nước cam không đường pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:5, ngày không quá 10ml. Lưu ý bé bị tiêu chảy kèxm với sốt thì không nên dùng nước cam pha loãng.

7. Khi sốt, trẻ có thể mệt mỏi và chán ăn. Bạn nên khuyến khích trẻ ăn bằng cách thay đổi thức ăn như ăn cháo lỏng, hoặc cho trẻ uống sữa, ăn những thức ăn trẻ thích.

KHI NÀO NÊN TƯ VẤN BÁC SĨ

Mỗi độ tuổi và biểu hiện sốt có thể khác nhau, không nhất thiết tất cả các trường hợp đều phải đến phòng khám, tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện sau thì nên tư vấn bác sĩ:

• Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt

• Trẻ từ 3 tháng – 3 tuổi sốt cao hơn 39 độ và không có xu hướng giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt, hoặc có những biểu hiện nguy hiểm kể trên hoặc sốt vẫn liên tục và kéo dài hơn 3 ngày dù bé vẫn khỏe và sinh hoạt bình thường.

• Trẻ lớn hơn 3 tuổi có những biểu hiện nguy hiểm trên hoặc sốt vẫn kéo dài hơn 5 ngày.

Notes

de Bont, E. G., Loonen, N., Hendrix, D. A., Lepot, J. M., Dinant, G. J., & Cals, J. W. (2015). Childhood fever: a qualitative study on parents' expectations and experiences during general practice out-of-hours care consultations. BMC family practice, 16, 131.

Consolini, D.M. (2020) Fever in Infants and Children. MSD Mannual

Hamilton, J.L. et al. (2013) Evaluation of fever in infants and young children. Childhood Fever.

Anh Nguyen

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061