• 111
  • lang
  • lang

Những điều chưa biết về lao động trẻ em tại Việt Nam

Báo cáo của Điều tra quốc gia về lao động trẻ em tại Việt Nam lần thứ 2 trong năm 2018 cho biết có khoảng nửa triệu trẻ em trên cả nước đang phải thực hiện các công việc độc hại và nguy hiểm, 40% trong số các em phải làm việc hơn 40 giờ/ tuần.

Để cập nhật thông tin, diễn biến tình hình lao động trẻ em, cung cấp cơ sở khoa học và bằng chứng thực tiễn cho công tác hoạch định chính sách và xây dựng các chương trình can thiệp phù hợp và hiệu quả nhằm phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (MOLISA) phối hợp với Tổng cục Thống kê (GSO), với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tiến hành cuộc Điều tra quốc gia về lao động trẻ em lần thứ hai ở Việt Nam.

Báo cáo “Điều tra quốc gia về lao động trẻ em 2018” do Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện trên cơ sở xử lý, phân tích thông tin thu thập được từ cuộc điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2018. Dưới đây là video về các kết quả chính trong báo cáo.

https://www.youtube.com/watch?v=PPDZOm8_o9s&ab_channel=InternationalLabourOrganization

Với một số điểm chính đáng lưu ý như sau:

Zalo

Zalo

Zalo

Zalo

Số trẻ tham gia hoạt động kinh tế chiếm 9.1% tổng dân số trẻ em tử 5-17 tuổi

 

Zalo

Trong số trẻ tham gia hoạt động kinh tế, có khoảng 58.8% trẻ thuộc nhóm lao động trẻ em (LĐTE)

 

Zalo

Trong nhóm lao động trẻ em, có khoảng 50.4% trẻ thuộc nhóm LĐTE độc hại, nguy hiểm

 

Zalo

Trong số trẻ thuộc nhóm LDTE độc hại nguy hiểm, chiếm phần lớn là trẻ từ 15-17 tuổi

 

Zalo

Có đến 61.4% trẻ thuộc nhóm LĐTE độc hại nguy hiểm không đuợc đi học

 

Zalo

Hơn 40% số trẻ LĐTE độc hại nguy hiểm phải làm việc trên 40 giờ/ tuần

 

Zalo

Zalo

 

Zalo

Hãy chung tay vì tương lai trẻ em đều được đến trường.

 

-------------

Nguồn tham khảo:

https://www.youtube.com/watch?v=PPDZOm8_o9s&ab_channel=InternationalLabourOrganization

https://ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_764355/lang--vi/index.htm

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616