Nếu người lao động di cư nói chung có nguy cơ bị xâm hại, thì phụ nữ di cư càng có nguy cơ bị mua bán vì mục đích xâm hại tình dục.
Ngoài ra, người lao động di cư nữ cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực cùng lúc của việc không dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ y tế hay giáo dục công, bị sống cách xa gia đình, bị trì hoãn không được đoàn tụ với gia đình do đại dịch. Về lâu dài, những khó khăn trên đã và đang gây nhiều khó khăn đến sức khoẻ, an toàn, hạnh phúc của nữ lao động di cư và con cái của họ.
Điểm đến chủ yếu của nữ lao động di cư tập trung ở khu vực các nước Châu Âu, Châu Á và Bắc Mĩ. Các ngành nghề lao động phổ biến mà nữ lao động di cư thường tham gia bao gồm: giúp việc gia đình, công nhân sản xuất, dịch vụ có tay nghề thấp, dịch vụ cần tay nghề cao, nông nghiệp. Họ là một phần của thị trường lao động toàn cầu, là một phần của chuỗi cung ứng và giá trị, cơ sở hạ tầng giao thông, dịch chuyển lao động và các chế độ bảo trợ xã hội.
Những phụ nữ tham gia lao động di cư là hiện thân của nhóm người sinh sống xuyên quốc gia. Họ di chuyển qua lại giữa quốc gia quê hương và quốc gia đến làm việc, có những tương tác qua lại giữa các nền văn hoá mới, các kiểu xã hội, lao động đồng thời cũng giữ liên hệ với gia đình, bạn bè và cộng đồng tại quê hương.
Có nhiều yếu tố dẫn đến việc nữ di cư lao động phải trải nghiệm việc dễ bị tổn thương và phải tăng khả năng đề phòng của bản thân: sự giao thoa của các chủng tộc, dân tộc, giới tính, tầng lớp, xu hướng tính dục và những sự khác biệt khác.
Về cơ bản, trong suốt hành trình di cư hay tham gia lao động, những nữ lao động di cư đều phải đối mặt với nhiều nguy cơ bạo lực và xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Có đến 50% nạn nhân của mua bán người ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là phụ nữ, trẻ em chiếm khoảng 30% tổng số nạn nhân trong năm 2018. Đáng chú ý ở đây, phần lớn những nạn nhân đã được xác định ở khu vực này có tỷ lệ tiếp tục bị mua bán vì mục đích xâm hại tình dục cao. Nạn nhân đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương được xác định tại nhiều khu vực hoặc tiểu vùng trên toàn thế giới, thuộc khoảng 60 quốc gia khác nhau. Ngoài ra, nạn nhân đến từ khu vực này thường bị mua bán trong nước qua lại giữa các khu vực.
Tại nhiều quốc gia, lao động di cư nữ chiếm phần lớn trong ngành nghề giúp việc tại nhà, với các nhiệm vụ chính là nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi và người bệnh. Trước khi đại dịch diễn ra, loại công việc này là một trong những loại ngành nghề thường bị bỏ qua, ít được quan tâm, bảo vệ và là ngành nghề ít được đánh giá cao. Tình trạng người di cư làm việc của ngành này được miêu tả "có thể gặp bất an và bạo lực".
Sau khi đại dịch diễn ra, nữ lao động di cư thường bị đặt vào các tình thế bất lợi hơn. Nhiều gia đình thuê giúp việc lo ngại khả năng lây lan của đại dịch nên đã buộc người giúp việc phải nghỉ làm đột ngột, khiến cho người lao động không thể xoay sở tìm công việc mới hoặc trở về quê hương trước khi biên giới đóng cửa.
Cũng có trường hợp người giúp việc toàn thời gian bị chủ nhà hạn chế rời khỏi nơi làm việc trong những ngày nghỉ do lo sợ bị lây nhiễm từ môi trường bên ngoài. Biện pháp hạn chế này mặt khác đã góp phần làm tăng khả năng bị đối mặt với bạo lực của người giúp việc.
------------
Nguồn tham khảo:
------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616