• 111
  • lang
  • lang

Những lổ hổng trong biện pháp bảo vệ di cư nữ (Phần 2)

Các rào cản giới có thể ngăn cản phụ nữ tiếp cận các thông tin về cơ hội di cư chính thức và có thể bao gồm các thực hành tuyển dụng mang tính phân biệt đối xử: không tuyển dụng phụ nữ vào một số công việc nào đó, cũng như các điều kiện sinh sống và làm việc tồi tàn khiến phụ nữ có nguy cơ cao hơn về bạo lực, quấy rối hoặc bóc lột.

Nguy cơ mà di cư lao động phải đối mặt cần hỗ trợ từ nhà tuyển dụng và nhà nước.

Làm thêm giờ: Đối với nhiều phụ nữ, mục đích của di cư lao động là kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Làm việc xa nhà và không có công việc gia đình hoặc cộng đồng nên phụ nữ có thể nhận thêm công việc ngoài giờ để kiếm tối đa thu nhập. Tuy nhiên, nghiên cứu định tính cho biết.

Zalo

 

Bảo hiểm: Nghiên cứu định tính cho biết rằng mặc dù bảo hiểm xã hội và y tế có thể là bắt buộc tại quốc gia đến nhưng nhận định chung của lao động nữ di cư được phỏng vấn là họ sẽ cần phải trả tiền cho bất kỳ dịch vụ y tế nào.

Zalo

 

Hạn chế đi lại:

Zalo

Lý do thực hiện các hạn chế này có thể do ý định bảo vệ người lao động, nhưng cũng có thể để ngăn chặn người lao động bỏ việc. Không có khả năng thực hiện các quyền tự do đi lại, lao động nữ di cư không thể tiếp cận thông tin hoặc dịch vụ, không thể giao tiếp với nhau hoặc hưởng một cuộc sống đầy đủ bên ngoài công việc.

 

Thu giữ hộ chiếu: Nghiên cứu phát hiện rằng phụ nữ di cư trong các nhà máy bị thu giữ hộ chiếu.

Zalo

Khuyến nghị được đưa ra rằng các quốc gia thành viên cần bảo đảm người sử dụng lao động và người tuyển dụng không được tịch thu hoặc tiêu hủy giấy tờ đi lại và giấy tờ tùy thân.

 

Nơi ở:

Zalo

Do vậy, điều quan trọng là phải thêm quy định trong hợp đồng về tiêu chuẩn nơi ở tối thiểu mà người lao động có quyền có. Đối với lao động nữ di cư, điều này có nghĩa có một nơi riêng tư và có thể khóa được. Trong trường hợp các nhà máy, điều này bao gồm có khu vực tách riêng cho từng giới, bao gồm cơ sở phòng tắm đáp ứng nhu cầu giới.

Ngoài ra, nghiên cứu định tính phát hiện rằng phụ nữ tại các nhà máy cho biết các ký túc xá thường rất đông

Zalo

Khi chỗ sinh sống không được tách riêng cho nam và nữ một cách phù hợp và khi phụ nữ không có khu vực riêng tư và có thể khóa, nguy cơ bị quấy rối tình dục và bị bạo lực trên cơ sở giới sẽ gia tăng. Trong trường hợp này, nơi ở an toàn và phù hợp không chỉ là quyền mà đó là yếu tố quan trọng để phòng chống bạo lực.

------------

Nguồn tham khảo:

https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_755198/lang--vi/index.htm

------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616