Giai đoạn nhỏ của mỗi trẻ em thì đồ chơi cũng là một phần không thể thiếu trong những năm đầu đời. Theo viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ từng khuyên cha mẹ : Khi mua đồ chơi cho trẻ, bạn phải hiểu:
1. Đặc điểm phát triển của trẻ ở độ tuổi đó và món đồ đó sẽ giúp gì cho những đặc điểm này.
2. Làm sao bạn sử dụng món đồ chơi đó để chơi cùng bé
3. Đồ chơi đó nhằm mục đích nào? Nhằm giải trí và tăng thời gian tương tác tích cực giữa bạn và bé; hay nhằm mục đích giáo dục (VD dạy bé tư duy, toán học, ngôn ngữ hay âm nhạc). Cả 2 mục đích này đều quan trọng như nhau. Nhưng, bạn cần nên nhớ: trẻ dưới 1 tuổi, đồ chơi nên nhằm vào mục đích giải trí và tăng thời gian tương tác tích cực là được khuyên. Sau 1 tuổi, bạn có thể lựa chọn đồ chơi với cả hai mục đích trên.
Đây là hướng dẫn gợi ý cách chọn đồ chơi theo từng độ tuổi của trẻ
* TRẺ 0-3 THÁNG TUỔI
Đặc điểm phát triển: Trẻ nhạy cảm với âm thanh và màu sắc tương phản. Một số cặp màu nên chọn: Xanh dương hoặc xanh lá cây, vàng, đỏ, đen hoặc trắng. Hơn nữa, trẻ thích nhìn món đồ chơi lớn.
Cách thức chơi: Cha mẹ có thể dùng những món đồ chơi này tương tác với bé sau khi bé bú sữa hoặc sau khi bé tắm.
Đồ chơi lúc này nên tạo ra những âm thanh đơn (VD lục lạc cầm tay), những vật treo với những màu sắc tương phản, tấm gương để trẻ có thể ngắm nhìn khuôn mặt của trẻ và kích thích trẻ gia tăng kỹ năng giao tiếp xã hội.
* TRẺ 4-12 THÁNG TUỔI
Đặc điểm phát triển: Trẻ thích kéo đẩy, nâng lên và đặt xuống
Cách thức chơi: Khi chơi khuyến khích trẻ sử dụng các ngón tay
Đồ chơi nên có bánh xe để trẻ có thể kéo đẩy (VD xe hơi không cần quan trọng hình dáng đẹp, chỉ cần đủ lớn và có bánh xe để kéo đẩy)
* TRẺ 1-4 TUỔI
Đặc điểm phát triển: Trẻ bắt đầu phát triển khả năng suy nghĩ độc lập và xây dựng kỹ năng phân tích như so sánh lớn nhỏ, vừa hoặc không vừa. Hơn nữa, trẻ cũng chú ý hơn về những chi tiết hơn là tổng thể.
Cách thức chơi: Khuyến khích trẻ tự hoàn thành các hoạt động chơi. Bạn nên là người hướng dẫn.
Món đồ chơi nên chia làm 2 dạng mục đích:
Nhằm giải trí và tăng hoạt động tương tác: Đồ chơi có những mẫu chi tiết để tháo lắp và có chức năng. Ví dụ, bạn có thể mua 1 số xe có chức năng như xe cứu hỏa, xe máy ủi, xe cảnh sát … khi chơi bạn có thể giới thiệu chức năng từng loại xe cho bé nghe và luật giao thông của mỗi xe, như xe cứu hỏa và xe cấp cứu sẽ được ưu tiên vì họ đang làm nhiệm vụ cứu người. Các bé từ 15 tháng tuổi có thể chơi các đồ chơi có định hướng giới tính. Do đó, bạn có thể chọn những đồ chơi có định hướng giới tính trong mục đích giải trí. Ví dụ, đồ chơi đóng vai (cô giáo/bác sĩ/nội trợ) hoặc búp bê cho bé gái. Lưu ý, búp bê lúc này nên có thể thay đổi quần áo để các bé có thể tự học cách mặc quần áo cho búp bê
Nhằm giáo dục: Định hướng phát triển khả năng phân tích và so sánh (Đồ chơi xếp hình dạng, xếp hình đơn giản), định hướng phát triển toán học (đồ chơi xếp chồng ly) hoặc định hướng phát triển mỹ thuật (bút chì màu và giấy vẽ).
Thẻ hình (hình con vật, đồ vật) có thể chơi với bé ở độ tuổi 1-2 tuổi. Thẻ nên có hình rõ ràng.
Thẻ chữ cái hoặc thẻ chữ có 1 mặt hình 1 mặt chữ có thể giới thiệu khi trẻ từ 2 tuổi. Cha mẹ được khuyên là dùng thẻ hình hay thẻ chữ như 1 công cụ giúp trẻ tương tác, không ràng buộc các bé phải học thuộc. Hãy để các bé cảm thấy hứng khởi khi chơi cùng bạn, như vậy trẻ sẽ tiếp thu được một cách tự nhiên.
THÚ BÔNG
Thú bông là một món đồ chơi gần như thích hợp cho tất cả độ tuổi. Tuy nhiên, vai trò của thú bông ở mỗi độ tuổi sẽ có giá trị khác nhau.
---
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.