• 111
  • lang
  • lang

Những lời khuyên để làm giàu con trẻ.

Bạn là người giàu hay người nghèo?
Một bằng chứng mới nhất từ nhóm nghiên cứu ĐH Cambridge, Anh Quốc đã cho thấy lúc nhỏ sự tương tác của cha mẹ ảnh hưởng đến não bộ của trẻ như thế nào, và ngược lại, cách trẻ tương tác với bạn ảnh hưởng đến não bộ của cha mẹ như thế nào. Đó là tương tác 2 chiều, khắn khít và có sức ảnh hưởng lẫn nhau lớn. Đây là 1 kết quả thú vị, tiềm năng để chứng minh 1 vấn đề: Đừng nghĩ nói chuyện và tương tác với trẻ lúc nhỏ là không cần thiết, thực ra nó rất quan trọng. Nó quyết định sự giàu hay nghèo của bạn và con cái bạn. Không phải chỉ giàu về vật chất, mà còn giàu về tinh thần.

Có lần tôi quan sát câu chuyện của "những người nghèo" nói chuyện với nhau:

Vợ: Ah, anh về, có món cá kho anh thích, em dọn cho anh ăn nhé!

Chồng: về nhà, vội cất cặp và nói: không, anh có việc cần làm gấp. có gì anh tự lấy.

Con: "bố ơi, tại sao người chết lại nhắm mắt vậy bố", đứa con chạy kéo tay bố hỏi hào hứng. [có lẽ ở đâu đó trẻ đang thắc mắc về điều này]

Bố: cái đó, hỏi mẹ đi, bố đang bận

Con: dạ.

Mặc dù, người bố là CEO của 1 công ty lớn, nhưng với gia đình và con cái, ông là 1 người nghèo thật sự.

Thiếu giao tiếp là người nghèo nhất thế gian:

Tôi chỉ nói lại điều nhận định của Viện Giáo Dục Anh Quốc khi nói về 8 đức tính để trở thành 1 người tốt trung bình. Sự giao tiếp để thấu hiểu là đứng đầu trong 8 đức tính này. Báo cáo viên của Viện Hoàng Gia Nhi Khoa Anh Quốc cũng đã nhấn mạnh: cha mẹ thiếu giao tiếp với con trẻ là đang làm nghèo chúng về mặt tinh thần và sức khỏe. Đây là một số lí do:

- Những nghiên cứu cho thấy: trẻ ít được trò chuyện từ lúc nhỏ sẽ có khuynh hướng học hành kém, thích chơi game điện tử, dễ béo phì và tim mạch nếu so với bé được cha mẹ giao tiếp tốt.

- Trẻ cũng dễ xa ngã vào ma túy, hút thuốc và dễ bị lạm dung tình dục khi đến tuổi dậy thì nếu cha mẹ không trò chuyện với các bé.

- Những nhân viên dễ bỏ công việc, ít hòa đồng, không bao giờ có tố chất lãnh đạo bởi vì lúc nhỏ họ chưa bao giờ được cha mẹ dành thời gian trò chuyện hơn 30 phút/ngày.

Để lớn mới nói trẻ nghe.

Đây là một suy nghĩ chưa đúng của một số cha mẹ. Ông bà xưa nói " Dạy con từ thuở còn thơ"và khoa học đã chứng minh được điều này:

Trẻ có thể nghe bạn nói ngay từ kỳ thứ 2 thai kì. Khi bé được sinh ra,trẻ có thể hiểu những lời nói của bạn.

Khi trẻ lớn, trẻ sẽ bước qua một số thời kỳ phát triển tâm lý như thể hiện chính mình, thể hiện tự do, tự chủ. Những phát triển tâm lý này hết sức bình thường nhưng sẽ cản trở việc chịu nghe những lời bạn nói. Sự phát triển những tâm lý này làm trẻ có xu hướng hòa nhập với cộng động. Do đó, khi còn nhỏ bạn ít giao tiếp trẻ thì lớn bạn khó có thể tiếp cận trẻ hơn.

Lời khuyên để làm giàu con trẻ:

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, mẹ và cha có thể nói điều hay lẽ phải cho bé nghe. Cha mẹ ít cãi nhau, ít kể tật xấu lẫn nhau vì bé sẽ nghe được. Khi bé được sinh ra, me tương tác da kề da với bé và thì thầm cho bé nghe.

Từ khi sinh ra đến 5 tháng tuổi: mẹ thường xuyên da kề da thì thầm, mát-xa bé, giúp bé vận động 1 số trò chơi phát triển trí não.

Từ 6 tháng tuổi -1.5 tuổi: thường xuyên nói bé nghe những việc bạn làm với bé như thay tả bé như thế nào, tắm bé ra sao,...

Từ 3-7 tuổi: nói chuyện gợi mở tình huống để bé tìm hướng giải quyết như cuộc hội thoại đầu bài viết khi nói về tình huống khó khăn là "có một ai đó vừa mất"

10-16 tuổi: độ tuổi khá nhạy cảm, rất dễ nổi loan, cha mẹ nên lắng nghe và trò chuyện, đừng bắt bé phải làm theo ý bạn, mà hãy cho bé biết bé có nên làm hay không nên làm. Hãy cổ vũ bé mỗi lúc bé gặp khó khăn. Đừng lúc nào cũng nói bé sai trước khi nghe hết câu chuyện bé kể. Tôi từng nghe 1 người bạn kể lại như sau:

"Trẻ vừa nói là ở trường trẻ nhìn thấy có nhóm bạn hút thuốc và nhóm đó đưa thuốc kêu trẻ hút. Ngay lập tức người mẹ nghe đến đó là quát ngay : mày đua đòi hút thuốc với bạn bè à.

Câu bé khó nói tiếp: đâu có, con nói không hút mà.

Bà mẹ quát tiếp: dính chi lũ này, ai kêu mày đến gần chúng nó làm gì

Trẻ nói tiếp: con bỏ chạy.

Me nói tiếp: lần sau thấy chúng mà né 100 mét

Câu chuyện rõ ràng là có giao tiếp, nhưng giao tiếp nghèo nàn và không hiệu quả.

Thay vì quát tháo bé bạn hãy nghe bé kể như thế này:

Trẻ đã từ chối, nói không. Chúng nó nói con là trẻ con, người lớn thì phải biết hút thuốc

Mẹ nên hỏi tiếp: Chuyện gì sau đó nữa con?

Trẻ nói: Con bỏ chạy

Mẹ nên cổ vũ trẻ: Con làm đúng lắm, con quyết định như vậy là suy nghĩ của một người lớn rồi

Giao tiếp thật sự giúp bạn hiểu con trẻ và làm chúng trở thành người giàu và hạnh phúc nhất thế gian.

Note
Santamaria, L. et al, Emotional valence modulates the topology of the parent-infant inter-brain network, NeuroImage (2019)

---

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061