• 111
  • lang
  • lang

Những lời khuyên về xây dựng hành vi ở trẻ nhỏ.

Cha mẹ chúng ta thường truyền tai nhau về những tuần "nắng và mưa" hay còn gọi là wonder weeks với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Trẻ lớn hơn thì có những khái niệm mới như khủng hoảng tuổi lên 3, lên 4, lên 5 ...Cách chúng ta đang làm thường "mặc kệ", hết mưa rồi lại nắng vậy thôi. Thực tế, mọi biểu hiện của trẻ đều có nguyên nhân. Điều mà mọi đứa trẻ cần được hiểu và dạy dỗ.

1. Hãy làm mẫu theo cách mà bạn muốn đứa trẻ làm như vậy. Bạn làm tốt thì trẻ làm tốt và ngược lại.

Nếu bạn thường xuyên quát tháo thì đứa trẻ cũng sẽ hay tức giận theo cách bạn biểu hiện.

2. Chỉ nên chú ý và tán dương hành vi tốt của trẻ.

Với trẻ < 5 tuổi, bỏ qua các hành vi xấu hay lời nói không hay vô hại. Điều này thường là do học được thông qua hoạt động hằng ngày, não bộ của trẻ sẽ tự loại bỏ khi không kết nối được nội dung được "làm nổi bật" của nó. VD, trẻ dùng 1 từ hơi tục tĩu do học được trên lớp. Bạn không cần thiết phải trách phạt hay sửa, đơn giản không cần chú ý khi trẻ nói, cứ làm công việc của bạn. Nếu trẻ dùng trước mặt người lớn tuổi, bạn đơn giản la trẻ 1 tiếng "con không được nói như vậy" là được. Khi bạn la mắng hay chế diễu thì đang "làm nổi bật" hành vi sử dụng và lời nói này ở trẻ. Thực tế, cơ chế linh hoạt của não bộ dưới 5 tuổi sẽ tự lọc bỏ khi trẻ không kết nối được giữa từ đó và nội dung "nổi bật" khi sử dụng. Nếu nó được làm nổi bật, thì sau 5 tuổi trẻ có thể quen dùng nó

3. Khi đưa trẻ mệnh lệnh hay công việc thì cần rõ ràng, mặt đối mặt.

4. Cố gắng xây dựng nếp ăn, nếp ngủ, nếp chơi và nguyên tắc gia đình sớm khi bé biết bò.



5. Sử dụng 3 phương pháp răn đe được khuyên cho trẻ dưới 6 tuổi hơn là la mắng hổ báo hay đánh. Riêng phương pháp Time-out chỉ nên sử dụng khi 1 hành vi vượt khỏi giới hạn và có hành vi nguy hiểm như phá luật và quy ước của gia đình, đánh người khác hoặc tự đánh mình, đập đầu vào gối; hoặc các biện pháp răn đe khác không còn hiệu quả. Tại sao không nên lạm dụng time-out? Bởi vì để cho trẻ biết rằng time-out là 1 điểm G dừng lại của những hành vi sai, giống như tiếng chuông tin nhắn. Khi tiếng chuông vừa reo sẽ thúc ép chúng ta phải xem tin nhắn ngay. Trải qua time-out tốt thì trẻ sẽ học được điều này và tự biết điều chỉnh hành vi của trẻ. Nếu dùng quá thường xuyên có thể làm mất dần chức năng này do trẻ có thể học được các hành vi đối phó và quen dần.

6. Khi răn đe, bạn phải hạ thấp tầm mắt ngang bằng trẻ, hạn chế các cử chỉ "gây tổn thương" như chỉ vào mặt, tát hay nhéo, đơn giản dùng lời nói nghiêm và thực thi hình thức răn đe. Răn đe chỉ là công cụ để ngăn/chấm dứt hành vi, không phải là thời gian để giải thích, tranh cãi hay nói chuyện. Giải thích và nói chuyện là bước thứ 2, nên làm trong 24 giờ sau răn đe.

7. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ cũng nhấn mạnh cách cha mẹ đáp ứng với hành vi trẻ nhỏ cũng là cách biến hành vi thành tốt hơn. Có 3 bước đáp ứng được khuyên là bình tĩnh, cứng rắn và biết cách thu thập. Bình tĩnh là cần thiết để bạn tránh các cách ứng xử phi giáo dục (VD, đánh, hay chửi hổ báo). Cứng rắn là để thể hiện sự quyết định của bạn lên hành vi của trẻ. Nó chỉ có thể là "được" hay "không được", chứ không có các kiểu như "ưm mẹ thương nè", hãy "ôi cái ghế hư quá, làm đau Bi"... Biết cách thu thập là biết cách quan sát nắm bắt tình huống diễn ra hành vi. "Hỏi và để trẻ trả lời" cũng là 1 cách thu thập tốt ngay khi bé bắt đầu tantrum, điều này sẽ giúp trẻ tự hiểu và nhận ra hành vi của mình trước khi hình thành cơn bão tantrum. Nhưng nếu tantrum đi xa hơn thì "cơn bão" phải được giải quyết bằng phương pháp răn đe.

Sưu tầm

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu. 

- Địa chỉ Fanpage: https://www.facebook.com/tuvantrilieutamlytreem