Nhiều cha mẹ lúng túng không biết mua gì khi bé vào độ tuổi ăn dặm. Đây là một số vật dụng cần thiết và quan trọng cần mua khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm:
Một số điều cần biết:
Khi nào bé ăn dặm?
Theo hướng dẫn, bé từ 5.5 - 6 tháng tuổi mới bắt đầu tập ăn dặm. Không nên cho bé ăn dặm sớm hơn thời điểm này vì lúc này hệ tiêu hóa và hoạt động thận của bé chưa đủ, nên dễ gây bệnh và dị ứng cho bé.
Độ tuổi ăn dặm kéo dài bao lâu?
Từ 5.5 - 9 tháng tuổi là độ tuổi tập ăn dặm, trong độ tuổi này bé dễ chấp nhận các mùi vị, thức ăn khác nhau. Sau độ tuổi này, bé nên hoàn thiện kĩ năng ăn dặm như nhai, nuốt và cảm nhận đa dạng mùi vị thực phẩm vì sau 9 tháng tuổi bé có khuynh hướng ăn thiên/lệch về 1 món ăn nào đó hoặc trở nên ương bướng với việc tập ăn. Do đó, cha mẹ được khuyên là nên từng bước giới thiệu những món ăn khác nhau cho bé tập ăn trước 9 tháng để bé quen dần kĩ năng.
Môi trường ăn dặm:
Môi trường ăn dặm nên là một nơi không gây mất tập trung trẻ để trẻ học cách ăn và cảm nhận về thức ăn cũng như mùi vị. Não trẻ hoạt động dựa trên trải nghiệm mỗi bữa ăn, mội bữa đối với trẻ là mảnh ghép, là một phần của bức tranh đẹp. Do đó, môi trường ăn dặm nên:
Không có đồ điện tử gây sao nhãng như TV, Ipad, điện thoại
Không quá đông người
Không nên vừa ăn vừa đi lại.
Không nên có đồ chơi
Những vật dụng ăn dặm cần mua:
1, Ghế cao ngồi ăn dặm:
Khi trẻ chưa ngồi vững, mẹ có thể để trẻ ngồi dựa lưng vào mẹ và đút muỗng cho bé. Không nên để bé nằm hay bế bé để đút muỗng, điều này làm bé biếng ăn.
Khi trẻ ngồi vững thì nên cho bé ngồi ngay vào ghế cao, và có dây giữ bé lại. Tạo thói quen vào ghế và ăn là thói quen tốt.
Khi bé vào tầm 9-10 tháng tuổi, có thể đặt ghế bé gần bàn ăn gia đình và để đồ ăn của bé trên bàn ăn gia đình. Khi ăn, làm động tác lấy đồ ăn qua để bé có thể học cách ăn gia đình, không đòi đồ ăn của người lớn, không biếng ăn.
2, Miếng trải bàn nhỏ
Bạn nên đặt miếng trải bàn nhỏ trên bàn ăn của bé. Bé thích cảm giác được chạm khi ăn.
3, Muỗng (thìa) ăn dặm
Bạn có thể chọn muỗng nhựa tốt dành cho trẻ em (xem bài viết của tôi về chọn đồ nhựa).
Kích thước muỗng: chọn đa kích thước gồm chứa dung lượng 2.5g - 5g - 10g. Khi bé không chịu ăn muỗng lớn, bạn có thể chuyển muỗng nhỏ.
Đầu muỗng: tròn
Độ nông/sâu: chọn muỗng nông sẽ thích hợp cho bé nuốt và tạo cơ hội bé nhai.
4, Yếm
Chọn loại đơn giản, có gài phía sau cổ bé.
Không chọn loại dây gài dài làm bé khó chịu khi ăn.
5, Bát đựng thức ăn
Nên chọn chén nông, bằng nhựa, dung tích nhỏ khi bắt đầu, từ từ lớn dần.
Chọn màu sắc theo độ tuổi sau:
5.5 - 7 tháng tuổi: Bé thích màu đỏ - vàng
8 -10 tháng tuổi: Bé thích màu xanh, hồng, đỏ
Từ 10 tháng tuổi: Chọn màu theo sở thích riêng của bé.
6, Cốc 2 quai cầm
Trẻ nên được giới thiệu ly 2 quai cầm từ 10 tháng tuổi cho việc uống 1-2 ngụm nước nhỏ sau bữa ăn thay vì cho bé uống nước qua bình sữa. Ly 2 quai cầm sẽ giúp bé rèn luyện kĩ năng ăn uống, và giúp các bé không bị quá "mê" sữa khi qua 1 tuổi, các bé sẽ tập trung hơn trong ăn thức ăn thay vì cứ đòi sữa trong bình để bú.
7, Hộp đựng thức ăn dự trữ
Chọn hộp có nắp và có thể dự trữ lạnh
Nên có hộp đựng thức ăn chín, sống và trái cây rau củ nghiền riêng
8. DUgj cụ xay nhuyễn thức ăn
Có thể dùng dụng cụ ray nhuyễn cầm tay hoặc dùng ray dạng mắt lưới nhỏ: Dùng cho bé 5.5 - hết 6 tháng tuổi.
Từ 7 tháng tuổi, cha mẹ có thể dùng nĩa để làm nát thức ăn là được.
9, Nồi nấu thức ăn cho bé.
Mua nồi có thể chưng/hấp được để có thể hấp được rau củ
Theo bác sĩ Nguyễn Anh
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616