• 111
  • lang
  • lang

Phát triển khả năng tư duy toán học của trẻ.

Nhiều cha mẹ băn khoăn liệu cho trẻ học đếm sớm là một điều tốt hay không tốt ?

Não bộ và những kỹ năng toán học trước 5 tuổi.

Mọi đứa trẻ sinh ra đến 5 tuổi đều có thể phát triển 5 kỹ năng về phát triển não bộ. Theo Gs. Bowman B.T, 5 kĩ năng đó gồm:

- Hiểu về kích thước, hình dạng và các bộ phận dưới 5 của một vật thể

- Có thể đếm bằng miệng theo chiều 1-20 hoặc ngược lại từ 20-1.

- Nhận ra con số

- Nhận ra số lượng (bên ít và bên nhiều)

- Hiểu bài tập tương ứng và trùng khớp (Nối A với B do cùng tính chất, hoặc nối hình A với số 4 (vì hình A có 4 con vịt chẳng hạn).

Những kỹ năng trên phát triển là một tiền đề tạo các mối nối thần kinh cho sự liên kết các con số, giúp cho hoạt động toán học sau này.

Tuy nhiên, các kĩ năng này không hoàn thiện nhờ một lịch học nghiêm túc hoặc quy tắc khắc khe nào ở độ tuổi này bởi vì não bộ trẻ nhỏ không hoạt động như chúng ta.

Não bộ trẻ hoạt động với những con số:

Việc học hỏi của trẻ nên thông qua 3 tiêu chính là VUI CHƠI, GIAO TIẾP và KHÁM PHÁ. Kiến thức và kĩ năng toán học sẽ hoàn thiện một cách tự nhiên thông qua 3 tiêu chí trên thì não bộ mới lưu nhận. Một cách tự nhiên, các liên kết trong não bộ sẽ tương ứng với nhịp nói chuyện của mẹ, hoặc hoạt động đếm số. Nếu hoạt động đó gây sự vui thích và tò mò thì trẻ sẽ hoàn thiện dần kỹ năng này.

Những hoạt động cha mẹ có thể làm giúp trẻ phát triển các kỹ năng về toán học ở độ tuổi nhỏ.

Bất cứ độ tuổi nào đều thích hợp để bé phát triển các kỹ năng thông qua các hoạt động cùng bé. Độ tuổi từ 2-3 là độ tuổi vàng cho các kỹ năng trên dần hoàn thiện vì các bé đã phát triển 1 số về ngôn ngữ, vận động, nhận thức, và bây giờ là sử dụng những nền tảng về liên kết được tạo lập với những con số trước đó để phát triển về số học.

HOẠT ĐỘNG 1: NÀO CHÚNG TA CÙNG CHUYỀN NÀO

Bảo trẻ tham gia vào trò chơi chuyền banh/đồ chơi cho cha, rồi cho mẹ. Khi bé chuyền, bạn nhấn mạnh con số với khẩu hiệu ban đầu: “Nào chúng ta cùng chuyền nào”. Khi qua cha của bé, bạn nhấn mạnh: MỘT cho cha nhé. Khi qua bé, bạn lại nhấn mạnh: MỘT cho con nhé. Và khi về lại bạn, bạn kết thúc: “Và MỘT cho mẹ “, Bạn vỗ tay 3 cái, đếm MỘT, HAI , BA. Rồi mở đầu tiếp khẫu hiệu “Nào chúng ta cùng chuyền nào”.

Hoạt động này nên làm buổi sáng hoặc buổi chiều vì lúc đó bé rất thoải mái ghi nhận thông tin.

HOẠT ĐỘNG 2: GHÉP KHỐI GỖ/NHỰA

Bạn có thể cho bé làm quen với các khối gỗ/nhựa gồm các hình sau:

- 2 khối hình tam giác cân, để khi ghép vào nhau thành hình vuông

- 2 nửa hình tròn để khi ghép vào nhau thành hình tròn

- 2 khối hình chữ nhật khi ghép vào thành hình vuông

- 1 hình chóp nón và hình tròn

Hoạt động này nên chơi sau khi bé đọc sách hoặc vẽ 1-1.5 tiếng, vì khi này sẽ giúp liên kết hữu hiệu các hình ảnh và sự tương đồng. Nếu trước đó bé tập tô màu các hình khối là một lợi thế.

HOẠT ĐỘNG 3: ĐƯỜNG HẦM THẦN TIÊN

Bạn hãy cắt 1 thùng carton sạch và an toàn thành 1 đường hầm, có độ dài gấp 2 lần bé là được. Bài học thú vị này có thể làm khi bé bắt đầu học bò và đến khi bé lớn 2-3 tuổi vẫn là bài học tốt cho không gian vật thể.

Đường hầm đủ rộng, không quá dài vì mất hết ý nghĩa của toán học. Bên trong đường hầm nên dán các hình dạ quang có hình tròn, hình vuông, con số,… để khi bé bò qua mỗi ngày chơi sẽ học cách lưu nhận thông tin.

Hoạt động này nên làm 3-4 lần/tuần, không nên làm mỗi ngày vì còn để bé có những thời điểm tự điều chỉnh không gian bé học được từ thùng giấy với không gian bé đang sống, như trong phòng, ngoài sân, ngoài siêu thị,… Mỗi nơi đều là một không gian khác, bạn đôi lúc cũng quên rằng chúng ta cũng đang sống trong 1 không gian mà khi chuyển không gian chúng ta không để ý. Nhưng,với trẻ, nếu trẻ học được không gian tốt thì ít mắc sai lầm như chúng ta, trẻ sẽ biết rất rõ không gian khác nhau khi chuyển. Đó là lí do tại sao nhiều trẻ rất nhạy cảm với thay đổi của môi trường.

Cách làm đường hầm xứ thần tiên: Tôi đã có bài viết về cách làm loại đường hầm này cho bé, bạn có thể tìm đọc lại.

HOẠT ĐỘNG 4: ỐNG DÀI ỐNG NGẮN

Nếu bạn gặp tình huống: có những lúc con bạn rất khó mặt quần áo, hoặc mặc vào rồi cứ bảo là dài hoặc ngắn. Đó là một trong những biểu hiện của sự so sánh trong não bộ phát triển, cộng với 1 giới hạn không gian mà bé chưa được học. Đã đến lúc dạy bé về so sánh lớn nhỏ thông qua những hoạt động rất dễ như: Cắt 4-5 miếng vải độ dài ngắn khác nhau, bạn nói chuyện và cho bé biết miếng nào dài nhất, tại sao con biết, miếng nào ngắn hơn. Đừng ngạc nhiên, bé sẽ phát triển kỹ năng này rất nhanh.

Một cách khác, bạn có thể cùng bé xếp vớ ngắn- dài vào 2 sọt đồ khác nhau. Trong mọi hoạt động, bạn nên luôn nói cho biết về dài ngắn, lớn nhỏ.

Hoạt động này nên làm hằng ngày, với bất cứ vật thể nào mỗi ngày. Bé cần một vài bài tập để học so sánh, hãy để bài tập đó là hoạt động thường nhật sẽ rất tốt.

Notes:

Bowman, B.T., Donovan, M.S., & Burns, M.S., (Eds.). (2001). Eager to learn: Educating our preschoolers. Washington, DC: National Academy of Sciences.

Diezmann, C., & Yelland, N. J. (2000). Developing mathematical literacy in the early childhood years. In Yelland, N.J. (Ed.), Promoting meaningful learning: Innovations in educating early childhood professionals. (pp.47–58). Washington, DC: National Association for the Education of Young Children.

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.