• 111
  • lang
  • lang

Phòng chống mua bán, xâm hại phụ nữ và trẻ em gái trực tuyến trong giai đoạn COVID-19

Nhiều trường hợp phụ nữ, trẻ em gái bị mua bán, xâm hại trực tuyến đang gia tăng do COVID-19. Sự ảnh hưởng của COVID-19 đến các biện pháp ứng phó như giãn cách xã hội, cách ly, hạn chế di chuyển, đi kèm với tình hình kinh tế chưa hồi phục, đã khiến nguy cơ phụ nữ và trẻ em gái bị tổn thương bởi bạo lực càng nặng nề hơn. Tội ác mua bán người càng diễn ra tinh vi, mạnh mẽ hơn như một hậu quả của đại dịch. Khoảng 47 triệu phụ nữ và trẻ em gái đang và sẽ bị dồn vào tình trạng kiệt quệ đói nghèo, chính điều này càng khiến nhóm phụ nữ, trẻ em gái dễ bị tổn thương hơn, thành mục tiêu chính của mua bán người.

Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 72% nạn nhân của mua bán người là phụ nữ và trẻ em gái, và 77% trong số họ bị mua bán vì mục đích khai thác hoạt động tình dục. Những tưởng các biện pháp giãn cách, hạn chế di chuyển, đóng cửa biên giới có thể khiến tội phạm mua bán người phải e ngại, nhưng thực chất chỉ khiến nhóm tội phạm nghĩ ra nhiều chiêu trò khác.

Nhiều chuyên gia về phòng chống tội phạm mua bán người cho biết có nhiều bên tuyển dụng phụ nữ và trẻ em gái cho các dịch vụ xâm hại tình dục trực tuyến (hình thức ghi hình bằng webcam, ép buộc đóng phim khiêu dâm).

Xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em gái trực tuyến nhằm thực hiện hành vi mua bán người có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Nhóm phụ nữ, trẻ em gái có thể bị mua bán tình dục thông qua live video hoặc những cuộc trò chuyện online liên quan đến tình dục, hoặc hình ảnh họ bị xâm hại được chia sẻ trực tuyến như một dạng phim khiêu dâm. Và những sản phẩm này sẽ được đăng tải trên các trang web khiêu dâm nhằm thu lợi nhuận từ những người xem phải trả phí. Ngoài ra, hình ảnh, thông tin của những phụ nữ, trẻ em trong các sản phẩm trên sẽ bị sử dụng như một hình thức quảng cáo trên các trang web, diễn đàn.

Nhờ có Internet, các mạng xã hội, các ứng dụng hẹn hò trực tuyến được dùng như một kênh tuyển dụng hiệu quả, có thể dễ dàng tiếp cận được phụ nữ, trẻ em gái để họ tham gia vào hoạt động tình dục trực tuyến: ép buộc, lừa gạt, cưỡng bức, lời mời làm việc hấp dẫn, lời hứa thay đổi cuộc sống của họ. Nhóm tội phạm này có khả năng khai thác được các thông tin từ nạn nhân, dùng những thông tin này để khống chế và điều khiển nạn nhân khiến họ không dám phản kháng.

Bên cạnh đó, nhờ Internet, nhóm tội phạm mua bán người cũng có thể tìm kiếm và thu hút được nhiều khách hàng hơn, mà không cần gặp mặt trực tiếp. Nhóm tội phạm và khách hàng sẽ dễ dàng ẩn danh, gây khó khăn cho sự truy quét của các cơ quan chức năng.

Tội ác mua bán người là một vấn đề toàn cầu, vượt qua biên giới về địa lý giữa các nước, cũng như không thể được kiểm soát bởi luật lệ của một đất nước cụ thể. Cách duy nhất để ngăn chặn mua bán phụ nữ, trẻ em gái chính là thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Điều này đòi hỏi những thay đổi trong định kiến xã hội, và những hành vi vật hoá cơ thể của phụ nữ và trẻ em gái, cũng như coi nhẹ hay cố gắng kiểm soát họ.


 
Để có thể làm giảm tình trạng xâm hại tình dục, cần loại bỏ chủ nghĩa đàn ông độc hại, cũng như quan điểm đàn ông có quyền lực đối với cơ thể của phụ nữ. Từ đây sẽ có nhiều bài học được rút ra từ các chiến lược bao quát hơn nhằm bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực giới.

Việc ngăn chặn nói chung đã tập trung đến công tác nâng cao nhận thức về mua bán người, thay vì xác định nguyên nhân về giới là nguyên nhân sâu xa. Đã đến lúc cần mở rộng hơn các chiến lược ngăn chặn tội ác này và có những điều chỉnh thích hợp trong đại dịch. Năm 2020 vừa qua cho thấy không có trở ngại nào thực sự quá lớn mà nhóm tội phạm không vượt qua được. Do đó cần tập trung giải quyết từ nguyên nhân gốc rễ: giới.

Các hình thức bạo lực phụ nữ và trẻ em phải được loại bỏ và sự đầu tư vào các phương án ngăn chặn lâu dài cần được đầu tư và thực hiện triệt để hơn.

Mời theo dõi phần tiếp theo

-------------

Nguồn tham khảo:

https://www.unwomen.org/en/news/stories/2020/12/op-ed-trafficking-in-women-and-girls-is-moving-online-due-to-covid-19

https://www.youngfeminist.eu/2019/01/trafficked-women-and-girls-sold-online/

https://www.welivesecurity.com/2020/03/17/fbi-warns-human-traffickers-luring-victims-dating-apps/

https://genevasolutions.news/peace-humanitarian/women-and-girls-at-increased-risk-from-online-trafficking-during-the-pandemic-un-committee-warns

------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616