Trẻ em ở khắp mọi nơi đều có quyền được yêu thương, tôn trọng, được học tập, vui chơi và được tạo điều kiện để các em phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Trong quá trình thưởng thành, các em có thể gặp khó khăn, rủi ro, vấp ngã và bị tổn thương. Nhưng những tổn thương về mặt thể chất mà không phải là tình cờ thì gọi là xâm hại. Ở các bài viết trước dành cho độ tuổi 5-10 tuổi, các em và gia đình đã biết đến chiến lược KHÔNG - ĐI KHỎI - CHIA SẺ, mục đích để trẻ có thể bảo vệ bản thân mỗi khi trẻ rơi vào tình huống bất ổn.
Với trẻ từ 11 tuổi đến 17 tuổi, mặc dù các em vị thành niên có thể không cho rằng mình còn là “trẻ em” nữa, nhưng các em đang ở trong giai đoạn chuyển từ trẻ em sang người lớn. Đó là lý do tại sao, trong luật vẫn dùng từ “trẻ em”. Bởi vì thực tế là các em không thể ngay lập tức trở thành “người lớn” xét cả về góc độ tâm lý hay sinh lý. Cần nhấn mạnh rằng xâm hại tình dục trẻ em là sai trái.
Các kiến thức sau đây cần các em cần tiếp thu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với trình độ nhận thức của các em: Cả trẻ em gái và trẻ em trai đều có thể bị xâm hại tình dục; kẻ xâm hại tình dục không có đặc điểm đặc trưng để có thể nhận biết vì chúng có thể là bất kỳ ai; cảm giác, ý nghĩ, phản ứng cơ thể và các dấu hiệu cảnh báo bên ngoài mà có thể giúp em nhận biết một tình huống là an toàn hay không an toàn; biết những người xung quanh có thể hỗ trợ em, em có thể gặp họ thường xuyên và tin tưởng ở họ.
1. Nhận biết xâm hại là gì? Xâm hại tình dục là gì?
Khi trẻ bị thương hay gặp nguy hiểm về thể chất, cảm xúc hay tinh thần, không phải do tai nạn, thì đó là xâm hại. Những hành động gây hại hoặc làm tổn thương mà không phải do tại nạn thì là xâm hại. Xâm hại phá vỡ sự an toàn của cộng đồng vì mọi người đều cảm thấy bị đe dọa.
Có 4 loại xâm hại: xâm hại thể chất, xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục và xao nhãng. Bài viết này sẽ tập trung về xâm hại tình dục
2. Thực trạng về xâm hại
Kẻ xâm hại có thể là bất kỳ ai, từ người hàng xóm, họ hàng, người buôn bán ở chợ, giáo viên, người chăm sóc, cho tới những người hoạt động tôn giáo và những người này có thể là nam hoặc nữ. Về độ tuổi, trẻ em hoặc người chưa thành niên cũng có thể là những kẻ xâm hại.
Đặc biệt là trẻ khuyết tật hoặc trẻ em gái hoặc trẻ em trai mà thiếu sự quan tâm, thiếu thốn tình cảm, trẻ bị nói là “hư”, hoặc những trẻ đã từng bị xâm hại trước đâ, là những đối tượng cần được chú ý hơn trong các hoạt động bảo vệ khỏi xâm hại.
Tuy nhiên, xã hội hiện nay còn nhiều người chưa tin vào sự thật nêu trên. Một số nam giới và trẻ em trai, người chưa thành niên, những người có chức quyền, những người tỏ vẻ “cứng rắn”, có thể phản đối việc họ cũng cần đuợc bảo vệ do họ tin rằng bản thân họ có thể giải quyết mọi việc. Lý do của sự bài xích này có thể xuất phát, chịu ảnh hưởng từ áp lực xã hội khi cho rằng phái mạnh cần “độc lập”, “cứng rắn” và có thể xử lý mọi việc”. Ngoài ra, những người không thích gây sự chú ý của người khác cũng có thể phải chịu đựng sự xâm hại hoặc tránh tìm kiếm sự giúp đỡ khi có nguy cơ hoặc bị xâm hại.
Điều này có thể gây nên ảnh hưởng gì? Họ có khả năng dễ bị tổn thương hơn đối với sự xâm hại nếu họ không cảnh giác với sự xâm hại. Họ cũng có thể gặp khó khăn khi tìm kiếm sự giúp đỡ bởi vì những áp lực hoặc mong đợi của xã hội. Nhóm người này có thể gặp khó khăn nhiều hơn khi đối phó với sự xâm hại bởi vì họ chưa nghĩ ra những cách để nói về sự xâm hại
Mời theo dõi phần tiếp theo
-------------
Nguồn tham khảo:
http://wvi.org/asiapacific/childsafetourism
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616