• 111
  • lang
  • lang

Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em: Hướng dẫn cho trẻ từ 11-17 tuổi (Phần 2)

Tuổi vị thành niên là tuổi có nhiều thay đổi về sinh lý, tâm lý quan trọng trong cuộc đời con người, nhằm trang bị những kiến thức về giới tính cho trẻ vị thành niên, giúp các em có nhận thức hành vi đúng đắn để các em biết cách tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của chính mình.

3. Tầm quan trọng của việc xác định và phòng tránh các tình huống không an toàn.
Việc khuyến khích trẻ em và người chưa thành niên tin tưởng vào óc phán đoán của mình và sử dụng những nguồn lực nội tại để xây dựng những chiến lược bảo vệ mạnh mẽ, sử dụng cho hiện tại và tương lai đều rất quan trọng. Đây là một phương án giúp trẻ trong độ tuổi 11 đến 17 tuổi dần thiết lập mức độ tự tin, khả năng độc lập để có thể giải quyết một số tình huống. Một số điểm quan trọng cần các em nắm được:

- Trẻ em có khả năng nhận thức được cảm giác, những ý nghĩ, những phản ứng cơ thể của mình và những tín hiệu cảnh báo bên ngoài để đánh giá liệu một tình huống là an toàn hay không an toàn.

- Trẻ em và người chưa thành niên có quyền được an toàn.

Ví dụ về những cảm giác và phản ứng của cơ thể là những tín hiệu tốt cho những tình huống không an toàn:

- Cơ thể của các em phản ứng như thế nào khi các em rõ ràng đang ở trong một tình huống không an toàn: khi các em bị vấp ngã ở một vách đá, đi bộ một mình, ở một nơi vắng vẻ...? 

=> Đại đa số các em sẽ cảm giác tim đập thình thịch, hai lòng bàn tay toát mồ hôi, nóng ruột, cảm giác như các em không thể cử động, không điều khiển được các chức năng cơ thể...

Zalo

 

- Những cảm giác khó chịu nào xuất hiện khi ở trong một tình huống rõ ràng là không an toàn? 

=> Có thể các em sẽ cảm thấy hoảng sợ, sợ hãi, kinh hãi, tức giận, dễ bị tổn thương, khiếp sợ.

Zalo

 

- Khi nào việc lắng nghe cảm giác của các em có thể là đặc biệt hữu ích? 

=> khi các em cảm thấy rằng, một tình huống dễ chịu đã trở nên khó chịu; khi các em có một phản ứng “gay gắt” đối với việc mà một ai đó đang yêu cầu các em làm.

Zalo

 

- Các em có nghĩ rằng, tất cả mọi người đều có những cảm giác mà giúp cảnh báo cho họ biết được, họ có thể đang ở trong tình trạng không an toàn không? 

=> Một số người có thể không có khả năng xác định những cảm giác mà họ đang trải nghiệm hoặc họ không thể nhận ra những cảm giác. Đó chính là những tín hiệu cảnh báo về một tình huống không an toàn.

Zalo

 

- Nếu một người không có những cảm giác khó chịu, làm thế nào để họ biết rằng họ đang không an toàn? 

=> Họ có thể xác định hành vi của người đó là phù hợp hay không phù hợp. Hành vi đó có mất an toàn không? Hành vi đó có bất hợp pháp không? Có phải quyền của ai đó đang không được tôn trọng không? Các em có “đơn thương độc mã” không? Các em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ nếu các em cần không?

Zalo

 


Ngoài ra, các em cần những thông tin gì khác để quyết định được tình huống đó rủi ro cao hay thấp?

- Những yếu tố nào cho phép người ta nhận ra một tình huống là có nguy cơ cao hay thấp? 

=> Những yếu tố bên ngoài như: Bạn có đang ở một mình không? Có sẵn sự giúp đỡ không? Bạn có thể tạo ra khoảng cách an toàn cho bản thân dễ dàng không? Có những khía cạnh nào của tình huống này có thể thay đổi nhanh không, ví dụ: có sự có mặt của rượu, ma túy, vũ khí, sự bất ổn về tâm thần?

Zalo

 

- Tại sao các cảm giác, phản ứng cơ thể, các tín hiệu cảnh báo và ý nghĩ lại quan trọng khi đánh giá một tình huốn là có nguy cơ cao hay thấp? 

=> Tất cả đều là những nguồn thông tin từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể về một tình huống.

 

- Tại sao mỗi người đều cần xây dựng cho mình những chiến lược đánh giá nguy cơ riêng? 

=> Trong nhiều trường hợp, những quyết định khó khăn về sự khó chịu hoặc an toàn sẽ cần được đưa ra theo từng cá nhân. Tất cả chúng ta đều cần có trách nhiệm về sự an toàn của bản thân. Chúng ta có thể học hỏi được từ những quyết định trong quá khứ. Những tình huống không an toàn thường phức tạp và có thể không có giải pháp dễ dàng.

Zalo

 

Mời theo dõi phần tiếp theo

-------------

Nguồn tham khảo:

http://wvi.org/asiapacific/childsafetourism 

http://csaga.org.vn/phong-ngua-xam-hai-tinh-duc-tre-em-huong-dan-thao-luan-voi-can-bo-cong-dong--cht1140.html

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616