Trẻ em ở khắp mọi nơi đều có quyền được yêu thương, tôn trọng, được học tập, vui chơi và được tạo điều kiện để các em phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Trong quá trình thưởng thành, các em có thể gặp khó khăn, rủi ro, vấp ngã và bị tổn thương. Nhưng những tổn thương về mặt thể chất mà không phải là tình cờ thì gọi là xâm hại.
Nhà nước và pháp luật Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ trẻ em khỏi các loại tổn thương, bằng pháp luật, chương trình giáo dục, truyền thông, hợp tác với nhiều tổ chức như UN, UNICEF, World Vision… Sự bảo vệ này nhằm giúp các em được an toàn khỏi nguồn gây hại, mối nguy hiểm. Sự yêu mến, quan tâm, thức ăn, thuốc chữa bệnh, giáo dục, vui chơi và sự an toàn là những thứ mà tất cả trẻ em nên có. Chúng được gọi là quyền. Quyền có nghĩa là không “thắc mắc” hoặc “nghi ngờ” gì về nó – trẻ em có những quyền này.
Các kiến thức để trẻ em có thể nhận dạng thế nào là xâm hại: nắm bắt rõ ràng mạch lạc về cơ thể của em, các kiểu động chạm trẻ cần cảnh giác...
1. Tìm hiểu về cơ thể em: Giúp các em nhận thức được toàn bộ cơ thể mình và cung cấp cho các em đầy đủ các từ vựng để mô tả những tình huống có nguy cơ bị xâm hại
- Bộ phận riêng tư: dành riêng cho chính bản thân em (bộ phận sinh dục, ngực và mông). Riêng tư có nghĩa là “dành cho em” và không riêng tư có nghĩa là “dành cho tất cả mọi người”.
- Khi trẻ lớn lên, KHÔNG ai khác được nhìn hay đụng chạm vào các bộ phận riêng tư của cơ thể trẻ, trừ trường hợp trẻ bị bệnh, bị thương hay cần trợ giúp để chăm sóc bản thân.-
Một số câu hỏi cha mẹ có thể luyện tập với các em:
2. Các kiểu động chạm
Bất kỳ ai đụng chạm vào cơ thể của chúng ta mà làm chúng ta cảm thấy lo lắng, sợ hãi hay bị đau, chúng ta phải hành động. Đó là cơ thể của em. Những người khác cần sự cho phép của em mới được động chạm vào em.
Nếu hành vi động chạm làm em lo lắng, sợ hãi hoặc làm em bị tổn thương thì em có quyền nói KHÔNG, ĐI KHỎI và CHIA SẺ.
Chúng ta thường có thể nhận biết được một hành vi động chạm là AN TOÀN hay KHÔNG AN TOÀN thông qua những tín hiệu mà cơ thể chúng ta cho chúng ta biết, khi người khác động chạm vào và bằng cách thức mà hành vi động chạm đó được thực hiện
CHO PHÉP là gì? Dưới đây là một số ví dụ để làm rõ và giúp trẻ hiểu về "Cho phép", trong bài viết này là "Cho phép" chạm vào cơ thể trẻ
3. Các chiến lược bảo vệ trẻ cần học
- Chiến lược KHÔNG, ĐI KHỎI và CHIA SẺ: Luyện tập chiến lược KHÔNG, ĐI KHỎI và CHIA SẺ. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và nói KHÔNG một cách mạnh mẽ có thể là một kỹ năng khó đối với trẻ em tại thời điểm này. Điều quan trọng là các em nên thường xuyên luyện tập để những kỹ năng này được sử dụng khi các em ở trong tình huống không an toàn hoặc có nguy cơ bị xâm hại.
- Chiến lược Những người lớn an toàn có thể giúp em: Chúng ta cần biết chính xác người lớn nào có thể tin tưởng để khi chúng ta cảm thấy lo lắng và sợ hãi, hoặc khi có điều gì đó hay ai đó đang làm tổn thương chúng ta thì chúng ta có những người lớn an toàn để nói chuyện. Người lớn an toàn mà trẻ có thể nói chuyện khi các em cần giúp đỡ, hoặc khi cảm thấy lo lắng hay sợ hãi.
• Em có thể đi gặp những người lớn an toàn để chia sẻ những lo lắng của mình.
• Những người lớn an toàn này luôn có mặt để giúp đỡ và hỗ trợ em.
- Chiến lược nhận biết Bí mật vui, bí mật buồn: Xâm hại tình dục trẻ em hiếm khi xảy ra “một lần rồi thôi”. Những kẻ xâm hại thường dựa vào tính chất bí mật của hành vi xâm hại để tiếp tục hành vi này. Điều quan trọng là phải dạy trẻ em phân biệt giữa bí mật “vui” với bí mật “buồn” và luôn luôn CHIA SẺ về những bí mật “buồn”.
• Một số bí mật làm em lo lắng và không nên giữ.
• Một bí mật sẽ vẫn là bí mật khi em chia sẻ sẻ nó với một người lớn an toàn.
• Có nhiều người mà em có thể chia sẻ nếu em có một bí mật không vui. Có người sẽ giúp em.
Ba loại bí mật không an toàn cho trẻ em, i) những bí mật liên quan tới động chạm khiến bạn cảm thấy lo lắng hay sợ hãi, ii) những bí mật liên quan tới các trò chơi mà có thể vi phạm các tiêu chuẩn về an toàn hoặc gây nguy hại cho người khác, iii) những bí mật liên quan tới các món quà tặng mà người khác tặng cho bạn hay những điều bạn yêu thích mà người khác có thể làm vì bạn.