• 111
  • lang
  • lang

Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em: Hướng dẫn cho trẻ từ 8-10 tuổi (Phần 1)

Nhà nước và pháp luật Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ trẻ em khỏi các loại tổn thương, bằng pháp luật, chương trình giáo dục, truyền thông, hợp tác với nhiều tổ chức như UN, UNICEF, World Vision… Sự bảo vệ này nhằm giúp các em được an toàn khỏi nguồn gây hại, mối nguy hiểm. Sự yêu mến, quan tâm, thức ăn, thuốc chữa bệnh, giáo dục, vui chơi và sự an toàn là những thứ mà tất cả trẻ em nên có. Chúng được gọi là quyền. Quyền có nghĩa là không “thắc mắc” hoặc “nghi ngờ” gì về nó – trẻ em có những quyền này.

Dưới đây là các kiến thức để trẻ em có thể hiểu, nắm rõ:

- Thế nào là xâm hại: nắm bắt rõ ràng mạch lạc về tên của các bộ phân cơ thể của em, các kiểu động chạm đến cơ thể, hiểu được tín hiệu cảnh báo của cơ thể, nhận thức cơ bản về xâm hại tình dục, các hình thức mua chuộc, đe doạ có thể xảy ra với em...

- Các biện pháp chống lại xâm hại mà trẻ hoàn toàn có thể tự thực hiện: chiến lược KHÔNG, ĐI KHỎI, CHIA SẺ; những người lớn an toàn và chiến lược khác khi có thể.

 

1. Nhận dạng xâm hại:

Khi trẻ bị thương hay gặp nguy hiểm về thể chất, cảm xúc hay tinh thần, không phải do tai nạn, thì đó là xâm hại. Thảo luận định nghĩa xâm hại: những hành động gây hại hoặc làm tổn thương mà không phải do tại nạn thì là xâm hại. Giải thích rằng ngược với xâm hại là chăm sóc và bảo vệ.

a/ Cơ thể em

Bộ phận sinh dục của cơ thể nam và nữ khác nhau.

Zalo

b/ Các kiểu động chạm gây ra cảm giác gì? Và tín hiệu nào từ cơ thể đáng lưu ý?

Chúng ta có thể chạm vào bộ phận sinh dục của chúng ta khi ở chỗ riêng tư. Bác sĩ hay y tá hoặc người chăm sóc có thể cần chạm vào bộ phận sinh dục của chúng ta nếu chỗ đó phát ban, viêm nhiễm hay bị thương tích, hoặc khi chúng ta cần giúp đỡ, chăm sóc.

Giúp trẻ em nhận thức được những cảm giác và những tín hiệu cảnh báo của cơ thể (bao gồm các cảm giác lẫn lộn và đang thay đổi). Việc nhận ra và đáp ứng những cảm giác và tín hiệu cảnh báo của cơ thể có thể giúp trẻ em hiểu được khi nào các em cần sự bảo vệ. Em cần hiểu và hành động theo những thông điệp này, đặc biệt, khi chúng làm em khó chịu hoặc bối rối, em cần nói với người lớn hoặc bạn bè mà em tin cậy về điều đó.

Zalo

Ví dụ:

- Khi cảm thấy nóng, cơ thể các em sẽ phản ứng: thấy mồ hôi toát ra trên da.

- Khi cảm thấy lạnh, cơ thể các em phản ứng: nổi da gà, dựng tóc gáy

- Khi chạy nhanh thì cơ thể của các em phản ứng: tim đập nhanh, thở dồn dập

Một số thông điệp mà có thể được gửi tới từ nhiều tín hiệu khác nhau, ví dụ: toát mồ hôi ở tay: có thể do lo lắng hoặc sợ hãi.

Xác định một số tín hiệu có thể được xem như là những “tín hiệu cảnh báo”. Tín hiệu cảnh báo là một tín hiệu đi với một cảm giác mà em không thích.

Zalo

=> Chúng ta cần hiểu và hành động dựa trên những thông điệp mà cơ thể mang đến cho chúng ta. Đặc biệt khi những cảm giác đó khiến chúng ta khó chịu hay bối rối, chúng ta cần CHIA SẺ cho người lớn an toàn hoặc bạn bè về điều đó.

c/ Khái niệm xâm hại tình dục

Zalo

Zalo

Zalo

Mời theo dõi phần tiếp theo

 

-------------

Nguồn tham khảo:

http://wvi.org/asiapacific/childsafetourism 

http://csaga.org.vn/phong-ngua-xam-hai-tinh-duc-tre-em-huong-dan-thao-luan-voi-can-bo-cong-dong--cht1140.html

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616