• 111
  • lang
  • lang

Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em: Hướng dẫn cho trẻ từ 8-10 tuổi (Phần 2)

Kiến thức về phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em dành cho trẻ ở độ tuổi 8-10 tuổi có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhận thức của trẻ.

1/ Biện pháp KHÔNG - ĐI KHỎI - CHIA SẺ

- NÓI KHÔNG: nếu có ai đó không tôn trọng quyền được an toàn về cơ thể của em, em có thể nói “KHÔNG”, “Dừng lại”, “Không được làm thế”, “Em không muốn làm thế”

- ĐI KHỎI: em nên ĐI KHỎI tình huống đó nếu có thể, hoặc tìm cách để ĐI KHỎI tình huống đó. Nên đến nơi hoặc tìm gặp người mà em cảm thấy an toàn.

- CHIA SẺ: nếu bị làm hại hay vẫn cảm thấy không an toàn, em hãy CHIA SẺ cho người lớn an toàn về chuyện đó. Càng CHIA SẺ sớm thì càng dễ nói chuyện và tránh được nguy cơ mất an toàn. Nếu em cảm thấy bị tổn hại hoặc vẫn cảm thấy bất an thì em luôn luôn cần KỂ với một người lớn đáng tin cậy về tình huống đó.

Zalo

Các chiến lược KHÔNG, ĐI KHỎI, CHIA SẺ thường không dễ thực hiện, đặc biệt khi một trẻ đang ở trong một tình huống có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại thực sự. Điều cốt yếu là những chiến lược này cần phải cho trẻ luyện tập thường xuyên để chúng có thể trở thành các phản ứng “tự động” của các em trong những tình huống không an toàn.

Zalo

 

2/ Biện pháp: Những người lớn an toàn có thể giúp em

Zalo

Do người lớn mạnh hơn trẻ em nên việc xác định người lớn an toàn là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ. Điều quan trọng là phải xác định được người lớn tin cậy, chứ không phải trẻ em tin cậy, để chúng ta không đặt những trẻ em khác vào tình huống. Ví dụ, người lớn to hơn, khỏe mạnh hơn nên có thể giúp đỡ trẻ trong nhiều tình huống mà trẻ không tự mình làm được.

Zalo

 

3/ Biện pháp: Những bí mật vui và bí mật buồn

Đôi khi việc giữ bí mật có thể gây nên những cảm giác không vui hoặc bất an. Một số bí mật là không an toàn cho trẻ em. Những cảm giác, những tín hiệu cảnh báo của cơ thể và những dấu hiệu bên ngoài có thể giúp em nhận biết được các bí mật không nên giữ.

Zalo

4/ Biện pháp: KHÔNG, ĐI KHỎI kết hơp với CÁC CHIẾN LƯỢC KHÁC (tùy chọn).

Ở độ tuổi 8-10 tuổi, trẻ có nhận thức tốt hơn về sự việc. Do đó, trẻ có thể nghĩ ra những cách thức khác hoặc hiểu được có thể dùng cách thức khác để làm sao an toàn đi khỏi nơi nguy hiểm

Đôi khi, một người có thể hành động theo cách không tôn trọng quyền trẻ em. Điều này là không đúng. Trẻ em nên tự tin và nói KHÔNG hoặc ĐI KHỎI tình huống đó, khi mà quyền của các em không được tôn trọng. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng khó có thể thực hiện được những hành động đó. Em phải dùng sự phán xét của riêng mình để xem biện pháp tốt nhất mà em cần làm lúc này là gì.

 

Zalo

Nếu em không thể nói KHÔNG một cách tự tin thì em có thể làm những việc khác để giúp em được an toàn. Một chiến lược hiệu quả khác em có thể thử là đưa ra một cái cớ và tiếp tục lặp lại cái cớ đó, như là một máy cát-xét bị hỏng cứ lặp đi lặp lại một câu nói. ​Ví dụ: “Cháu phải đi về nhà bây giờ”

Zalo

Zalo

-------------

Nguồn tham khảo:

http://wvi.org/asiapacific/childsafetourism 

http://csaga.org.vn/phong-ngua-xam-hai-tinh-duc-tre-em-huong-dan-thao-luan-voi-can-bo-cong-dong--cht1140.html

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616