• 111
  • lang
  • lang

Phụ huynh cần làm gì khi trẻ là người đi bắt nạt bạn khác trên mạng? (Phần 1)

Việc con trẻ đi gây hấn, tổn thương bạn học sinh khác không nên bị phụ huynh xem nhẹ và bỏ qua. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với cả trẻ lẫn cha mẹ.

Sau khi được thông báo hoặc tự phát hiện ra hành vi bắt nạt của trẻ, phụ huynh cần phải nhanh chóng đối thoại, trò chuyện, lắng nghe, tìm hiểu lí do và có những cách giải quyết, giáo dục phù hợp.

Zalo

1/ Phụ huynh của trẻ có thể có nhiều cảm xúc lẫn lộn: giận dữ, xấu hổ, cảm thấy tệ hại, tội lỗi hoặc cảm xúc tiêu cực nào khác mà phụ huynh cần thời gian để bình tĩnh lại. Có thể khi biết trẻ là kẻ bắt nạt, cũng sẽ gợi lại kí ức trước đây phụ huynh từng là nạn nhân của bắt nạt hoặc cũng từng là kẻ bắt nạt người khác.

Zalo

2/ Đối với bạo lực mạng, cha mẹ có thể xem xét việc giúp trẻ gửi lời xin lỗi trực tiếp đến nạn nhân qua tin nhắn riêng tư, hoặc công khai (tuỳ theo nguyện vọng của nạn nhân). Khi càng xác định rõ được các kết quả cuối cùng, càng dễ dàng cho cha mẹ lên kế hoạch thực hiện các bước và có thể kiểm tra được quá trình.

Zalo

3/ Cha mẹ cần xác định lại những kết quả mình mong muốn, độ tuổi của con trẻ cũng như nạn nhân, sự trưởng thành về suy nghĩ của con, việc bắt nạt trên mạng diễn ra như thế nào, trong bao lâu, có bao nhiêu người bị ảnh hưởng và liên quan, mức độ bắt nạt ra sao, con trẻ là người khởi xướng hay là ăn theo bạn bè, v.v.

Zalo

4/ Có thể chỉ cần một phụ huynh và trẻ (người bắt nạt), hoặc cả cha, mẹ và trẻ, hoặc thêm một số thành viên khác mà cha mẹ nghĩ là phù hợp: thầy cô giáo bộ môn, thầy cô giáo chủ nhiệm, lãnh đạo trường, cơ quan chức năng, nhà tư vấn tâm lý, bác sĩ tâm lý, v.v. Những người cùng tham gia giải quyết cần có sự kết hợp chặt chẽ, xuyên suốt để có thể gửi cho trẻ thông điệp phù hợp nhất (khi kỹ luật trẻ cũng như định hướng thay đổi hành vi).

Có lẽ không phụ huynh nào muốn phải nghe thấy rằng con của mình là một kẻ bắt nạt, bao gồm bắt nạt trên mạng. Nhưng điều đúng đắn các bậc cha mẹ phải làm đó chính là nhận thức được hành vi của con trẻ, thay vì không chịu chấp nhận. Vì nếu chỉ cần bỏ qua một lần, chính cha mẹ đang khiến việc giáo dục con trẻ thay đổi nhận thức, hành vi, có được bài học về đạo đức càng khó khăn hơn.

Mời theo dõi phần tiếp theo.

--------

Nguồn tham khảo:

https://childmind.org/article/what-to-do-if-your-child-is-bullying/

https://www.webroot.com/us/en/resources/tips-articles/my-child-is-a-cyberbully-what-do-i-do

https://koreajoongangdaily.joins.com/2021/03/04/national/socialAffairs/cyber-bullying-school-bullying-Covid19/20210304184200276.html

---------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, lao động trẻ em và trẻ em cần giúp đỡ trong đại dịch COVID-19, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616