Sau khi được thông báo hoặc tự phát hiện ra hành vi bắt nạt bạn bè trực tuyến của trẻ, phụ huynh cần phải nhanh chóng đối thoại, trò chuyện, lắng nghe, tìm hiểu lí do và có những cách giải quyết, giáo dục phù hợp. Mời theo dõi phần tiếp theo của phần 1.
Những khó khăn mà người lớn có thể gặp phải khi cố gắng can thiệp vào bạo lực mạng
Một số biện pháp hỗ trợ từ người lớn có thể không hiệu quả hoặc khó thực hiện. Giáo viên và người nhà của nạn nhân không thể truy cập vào các tài khoản mạng xã hội cũng như tham gia vào nhóm trò chuyện của trẻ trên ứng dụng mà nhiều học sinh tham gia. Vì khi một bên thứ 3 cố gắng thâm nhập hoặc can thiệp sâu vào các ứng dụng này, sẽ có tranh cãi xảy ra về xâm phạm quyền riêng tư và thông tin cá nhân.
Một chuyên gia khác cũng cho biết vì các bài đăng trên mạng xã hội có thể được xoá hay chỉnh sửa một cách dễ dàng, và nhiều từ lóng được giới trẻ sử dụng trong các nhóm chat, có thể khiến người lớn, người ngoài khó hiểu nếu không có tình huống cụ thể và khó xác định được danh tính các tài khoản mạng xã hội đó.
Theo nhà nghiên cứu Đặng Hoàng Giang, giải pháp chính cho bạo lực mạng hiện nay vẫn là giáo dục. "Từ nhỏ, trẻ em cần được giáo dục để lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng sự khác biệt và luôn tâm niệm mình không độc quyền sự thật. Đáng tiếc, nhiều cha mẹ và thầy cô giáo không phải là tấm gương tốt trong chuyện này".
--------
Nguồn tham khảo:
https://childmind.org/article/what-to-do-if-your-child-is-bullying/
https://www.webroot.com/us/en/resources/tips-articles/my-child-is-a-cyberbully-what-do-i-do
---------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, lao động trẻ em và trẻ em cần giúp đỡ trong đại dịch COVID-19, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616