• 111
  • lang
  • lang

Phụ nữ có thai trên 13 tuần và cho con bú được tiêm vắc-xin Covid-19

Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới, nới lỏng hơn các điều kiện tiêm chủng vắc-xin Covid-19. Có 3 nhóm đối tượng cần trì hoãn tiêm vắc-xin thay vì 5 nhóm như trước đây.

Sáng 10-8, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn ký quyết định 3802 ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin Covid-19. Quyết định này cũng bãi bỏ 2 hướng dẫn tiêm chủng trước đây trong văn bản 2995 và 3445.

Tất cả người trên 18 tuổi, khoẻ mạnh đủ các điều kiện tiêm, đều được tiêm vắc-xin.

Trong hướng dẫn mới nhất chỉ còn 10 mục cần sàng lọc, trước đây trong văn bản 3445 ban hành ngày 15-7 có tới 15 mục. Đáng chú ý, theo hướng dẫn mới, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú vẫn được tiêm vắc xin (nếu có cam kết), tuy nhiên không áp dụng với vắc-xin Sputnik V.

Tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dân ở TP HCM - Ảnh: Bộ Y tế

Trước đây, người trên 65 tuổi và các nhóm có tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh nền, tiền sử rối loạn đông máu, có bất thường dấu hiệu sống, bất thường khi nghe tim phổi, rối loạn tri giác đều phải tiêm và theo dõi tại các bệnh viện. Tuy nhiên, trong quy định mới không còn.

Hiện duy nhất nhóm phản vệ độ 3 khi tiêm vắc-xin phải tiêm tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu sốc phản vệ.

Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Có 5 nhóm cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng trước khi tiêm:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.

- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ dưới 35,5 độ C hoặc trên 37,5 độ C, mạch < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; nhịp thở trên 25 lần/phút; huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616