Trong những năm gần đây kết hôn vì mục đích kinh tế dù đã giảm nhưng vẫn là động lực chính của hôn nhân có yếu tố nước ngoài dẫn tới nhiều hệ lụy cho phụ nữ di cư hồi hương; Môi giới hôn nhân bất hợp pháp ở Việt Nam vẫn tiếp tục là một nguồn rủi ro mà phụ nữ hồi hương phải đối mặt trước, trong và hậu di cư và định kiến đối với phụ nữ di cư hồi hương vẫn còn tồn tại. Phụ nữ di cư hồi hương hiện nay phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để tái hòa nhập cộng đồng do thiếu hiểu biết về các quy định pháp luật của Việt Nam cũng như sở tại, do không tự chủ kinh tế và do cả những vấn đề tâm lý họ phải đối mặt khi trở về nước…
Hằng năm có khoảng 500.000 người lao động Việt Nam ra nước ngoài, trong đó lao động nữ chiếm khoảng 30% và có hàng chục nghìn công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong đó trên 90% là phụ nữ. Bên cạnh những thành công và đóng góp to lớn mang lại từ việc di cư, cũng có nhiều phụ nữ sau khi quay trở về còn gặp nhiều khó khăn về tìm kiếm việc làm, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, các vấn đề liên quan tới trẻ em, tái hòa nhập cộng đồng.
Đáng chú ý, 86,8% phụ nữ di cư hồi hương kết hôn vì mục đích kinh tế dẫn đến thất bại kép (thất bại hôn nhân và thất bại kinh tế); 86,1% gặp khó khăn khi giao tiếp và hòa nhập văn hóa tại nước của chồng; 61% bị gia đình chồng kiểm soát tài chính; 45,5% bị quát mắng, đánh đập… có nhiều cuộc hôn nhân “4 không”: không biết văn hóa, ngôn ngữ, pháp luật của nước đến; không biết nhân thân người định kết hôn; không biết hoàn cảnh gia đình người định kết hôn; không tình yêu.
Do tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với nạn nhân bị mua bán và điều kiện thiếu thốn của các dịch vụ hỗ trợ xã hội, việc tiếp cận các nạn nhân để giúp họ hồi hương và tái hòa nhập không thể thiếu phần bảo vệ và chăm sóc cho nạn nhân, đặc biệt khi các hoạt động hỗ trợ chưa được triển khai toàn quốc.
Rào cản đối với việc tái hòa nhập bền vững của phụ nữ di cư hồi hương chính là sự thiếu chủ động của họ; hạn chế từ các dịch vụ hỗ trợ; định kiến cộng đồng; hạn chế trong hợp tác đa phương, trong năng lực thực hiện của cán bộ...
Mời theo dõi phần tiếp theo.
----------
Nguồn tham khảo:
https://phutho.gov.vn/vi/tai-hoa-nhap-ben-vung-cho-phu-nu-di-cu-hoi-huong-0
-------------
-------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616