• 111
  • lang
  • lang

Phương pháp giáo dục và thói quen độc hại mà cha mẹ nên tránh (Phần 1)

Nhiều người thường nói về việc gia đình đơn thân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều gia đình có đầy đủ cha mẹ vẫn có thể tạo ra môi trường sống tiêu cực, không có lợi cho sự phát triển của con trẻ. Các vị phụ huynh đã có những cách giáo dục trẻ chưa phù hợp, thậm chí là những thói quen tai hại đối với con trẻ. 

Cách mà cha mẹ trò chuyện, đối xử với nhau, cùng làm việc có thể cho thấy sự tôn trọng lẫn nhau, sự phối hợp và khuyến khích tích cực. Điều này sẽ là tấm gương cho trẻ, giúp trẻ hiểu được thế nào là một mối quan hệ lành mạnh. Ngược lại, ở bậc phụ huynh có những thói quen đáng lo ngại sẽ khiến trẻ hiểu sai về định nghĩa của gia đình và tình thân. Ngoài ra, những cha mẹ có thói quen đối xử với nhau tệ hại sẽ ảnh hưởng đến góc nhìn của trẻ về cuộc sống và thậm chí là cách trẻ nhìn nhận bản thân mình.

Dưới đây là một số thói quen chưa đúng, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ và hạnh phúc gia đình.

1. Tranh đua làm phụ huynh tốt nhất 

Thay vì cùng nhau hợp tác trong việc giáo dục con cái, một số cha mẹ lại hành động như đây là một cuộc thi xem ai giáo dục trẻ tốt hơn. Họ quên một điều rằng, gia đình mạnh mẽ nhất khi mọi người cùng đoàn kết. 

Việc quá cố gắng thể hiện khả năng của bản thân tại gia đình như là xem ai lau nhà sạch hơn, ai rửa chén nhanh nhất… không thực sự giúp ích gì cho gia đình, mà thực chất đang tạo ra vết nứt giữa các thành viên. Con trẻ sẽ không hiểu được vì sao cha mẹ phải hành động như vậy. Các con nên được chăm sóc bởi những người phụ huynh biết yêu thương nhau, tôn trọng và hợp tác với nhau hơn là chỉ bởi một người hết mình đến mức mệt mỏi, không còn thời gian để giải trí, chia sẻ cùng con.

2. Cha trở nên quá khác biệt với mẹ (hoặc ngược lại) 

Những cách giáo dục trẻ khác nhau có thể khiến phụ huynh khác với vợ/ chồng mình. Nếu một người có xu hướng hết sức nghiêm khắc, người khác lại trở nên dễ dãi đến mức vô lý nhằm cố gắng cân bằng trạng thái "người xấu" - "người tốt" trong gia đình, như vậy hướng giáo dục này có thể trở nên bất ổn. Vì trẻ em có thể tranh thủ lợi dụng kẽ hở ở một số tình huống cụ thể để đòi được thứ chúng muốn.

Phương pháp giáo dục như trên thiếu sự đồng nhất, thống nhất giữa cha mẹ, và hoàn toàn không hề tốt cho trẻ. Nếu cả 2 cha mẹ có sự bất đồng trong phương pháp giáo dục, hãy tự xem lại cách dạy con của mình. Phụ huynh có thể cùng nhau thảo luận ra những quy tắc trong gia đình và nhất trí về hình phạt áp dụng cho trẻ. 
 

3. Ganh đua nhau để trở thành người con trẻ yêu nhất 

Nhiều khi cha mẹ cố gắng thật nhiều để trở thành người mà con trẻ yêu thích nhất trong gia đình. Và tự ý muốn đó, nhiều cha mẹ lại vô ý hoặc cố tình chiều hư con trẻ, thậm chí là chiều một cách vô lý.
Con trẻ có thể trở nên khó dạy dỗ hoặc trở nên xấu tính khi đã được cha mẹ nuông chiều trong thời gian dài. Do đó, từ khoảng thời gian đầu trong giáo dục trẻ, trẻ cần được những lời hướng dẫn rõ ràng, nhận biết được giới hạn ở đâu, và tiếp nhận những phương pháp kỷ luật tích cực một cách xuyên suốt.

Việc con trẻ có yêu thích mẹ hơn cha (hoặc ngược lại) trong một thời điểm nào đó là hoàn toàn bình thường. Cha mẹ không nên quá để ý và chú trọng vào việc tranh giành nhau sự công nhận của trẻ vì nó có thể mang lại một số ảnh hưởng tiêu cực trong việc giáo dục trẻ hàng ngày.
 

Mời theo dõi phần 2

-------------
Nguồn tham khảo: https://www.verywellfamily.com/toxic-parenting-habits-between-couples-that-hurt-kids-1095072
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616