• 111
  • lang
  • lang

Tài liệu truyền thông bảo vệ trẻ em của Tổng đài 111.

Năm 2021, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 507.861 cuộc gọi đến, tiếp nhận 1.651 lượt thông báo qua ứng dụng app và zalo của tổng đài. Tổng đài đã tư vấn 35.385 ca (tăng 5.878 ca so với năm 2020); hỗ trợ, can thiệp 1.257 ca (gồm 1.033 ca tiếp nhận qua điện thoại, 194 ca thông tin từ báo chí, mạng xã hội; 09 ca qua đường công văn; 21 ca người dân gửi đơn thư tới).

Năm 2021, Tổng đài 111 đã hỗ trợ tâm lý miễn phí cho 25 trẻ em bị xâm hại tại cơ sở trị liệu tâm lý cho trẻ em của Tổng đài ở Hà Nội, An Giang và Đà Nẵng.

Mặc dù dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến việc triển khai mô hình hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em trong tình trạng khẩn cấp nhưng Tổng đài 111 đã thực hiện đi các địa phương hỗ trợ tâm lý và pháp lý cho 20 trẻ em bị xâm hại tình dục và bạo lực nghiêm trọng.

Trong năm 2022, Tổng đài đẩy mạnh phát triển các kênh trực tuyến để tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác của người dân về các hành vi, nguy cơ xâm hại trẻ em. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về Tổng đài 111 thông qua các hình thức mới như: kênh Zalo, App tổng đài 111, truyền thông qua mạng xã hội, lồng ghép với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, hợp tác với các doanh nghiệp để đưa vào các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông như sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho trẻ em.

Link tải: Tài liệu truyền thông về Bảo vệ trẻ em của Tổng đài 111

-----------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616