Trong một thống kê, tác giả Ingall, từng là học giả ĐH Harvard, viết: Tỷ lệ thành công của trẻ Do Thái là rất đáng nể. Gần 20% người đạt giải Nobel là người Do Thái, 21% đậu vào các ĐH danh tiếng Ivy League là sinh viên Do Thái, 37% đạo diễn giải Oscar là người Do Thái, và hơn 50% giải Pulitzer danh tiếng không ai khác là người Do Thái.
Vậy, tại sao người Do Thái có sự thành công tốt như vậy?
Một số những nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ Do Thái ngay từ nhỏ đã sớm được nuôi dưỡng trong môi trường ươm mầm cho thành công. Vậy câu hỏi được đặt ra là môi trường ươm mầm cho sự thành công của một đứa trẻ là như thế nào?
Môi trường ươm mầm cho sự thành công của trẻ nên trả lời được hầu hết các câu hỏi sau:
● Tôi có thể tạo một ngôi nhà bình yên, không cãi vả cho trẻ không?
● Tôi có thể giúp con mình an tâm hơn bằng cách nào?
● Làm thế nào tôi có thể trao quyền cho con mình để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống?
● Tôi có thể dạy con mình về trách nhiệm như thế nào?
● Làm cách nào để thúc đẩy con tôi thành công?
● Tôi có thể hướng dẫn con mình trở nên tử tế bằng cách nào?
● Làm thế nào tôi có thể truyền cảm hứng để con tôi được đánh giá cao?
Song song đó, họ luôn giúp trẻ có được 3 thứ trẻ cần:
1. Tình yêu với sách ngay từ sớm.
Ngay từ nhỏ, họ đã đọc những câu chuyện và kể về những câu chuyện để khơi gợi sự tò mò của trẻ. Sau đó, cùng trẻ đến thư viện hay nhà sách để tìm đọc về những câu chuyện này. Đó là cách mà cha mẹ Do Thái khơi dậy sự tìm tòi khi trẻ bắt đầu mong muốn khám phá.
2. Luôn tìm câu trả lời từ con họ, thay vì đưa hướng dẫn là con nên làm gì,
Với cách thông thường, chúng ta chỉ muốn đưa trẻ thứ trẻ cần hoặc bảo trẻ làm cho nhanh. Tuy nhiên, điều này rất khó để bạn hiểu suy nghĩ cũng như biết được cách mà trẻ thực sự muốn làm. Để khơi sự sáng tạo và làm chủ ở trẻ, cách hay là cho trẻ đưa ra ý kiến, tìm kiếm sự hiểu và câu trả lời từ trẻ. Đừng để trẻ bỏ đi với lý lẽ phiến diện hay không có ý kiến thảo luận. Nhẹ nhàng chỉ ra những sai sót và mâu thuẫn trong lập luận của trẻ. Thậm chí, bản thân cha mẹ cũng thẳng thắn thừa nhận nếu có những điều chưa rõ, hay cần tìm hiểu và khích lệ trẻ cùng tìm hiểu chung và đưa ra ý kiến.
3. Cho trẻ hiểu mọi nổ lực đều có giá trị ghi nhận bởi cha mẹ và tất cả mọi người. Nổ lực thành công được ghi nhận thì quá đơn giản. Nhưng khi trẻ nổ lực nhưng thất bại thì cũng nên cho trẻ hiểu giá trị của sự cố gắng và hành trình. Đó cũng là một giá trị quan trọng trẻ cần học cũng giống như được ghi nhận khi thành công.
Notes
Maurice J. Elias. 2016. Joys and Oys of Parenting: Insight and Wisdom from the Jewish Tradition. Behrman House.
Jewishly informed parenting is good parenting for all. The Jerusalem Post. 2019
4 secrets of Jewish parenting. Chicago Tribune. 2016
---
If phát hiện hoặc chứng nhận hành vi bạo lực, bị hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn vui lòng:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ chính thức các tài khoản của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia bảo vệ Trẻ em: https: //www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616
+ Website Tổng đài 111: Tongdai111.vn