Tương đương với việc chơi, cho bú và trò chuyện, gần đây việc tắm cho trẻ được đưa vào 1 trong những hoạt động hằng ngày được xem là có khả năng kích thích đa giác quan- điều mà có lợi ích phát triển não bộ trẻ nhỏ, đặc biệt với nhóm trẻ sơ sinh và nhóm trẻ dưới 5 tuổi.
TRẢI NGHIỆM KÍCH THÍCH ĐA GIÁC QUAN LÀ GÌ?
Khái niệm này chỉ được đưa ra gần đây trong 1 hội nghị thường niên bởi WHO nhằm nói đến các hoạt động và trải nghiệm có tính chất lập lại hằng ngày giúp trẻ có sự tương tác hầu hết các giác quan như chạm, nghe, nhìn và ngửi. Điều này sẽ có lợi ích to lớn cho nhóm trẻ đang hình thành và phát triển các liên kết trong não bộ trước 5 tuổi. Tắm mát cho trẻ được xem là 1 trong những trải nghiệm thú vị này.
Cụ thể, TS. Slominkin, ĐH Tennessee, Mỹ từng cho thấy mối liên hệ giữa xúc cảm ở da và hệ thống thần kinh trung ương trong việc giúp trẻ cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Điều này giúp các kết nối thần kinh trở nên hoạt động mạnh mẽ hơn. Do đó, việc giúp trẻ có được thời gian tắm thoải mái hằng ngày là điều bạn thật sự nên làm.
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TẮM MÁT CỦA TRẺ
1. Tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Gần đây việc tắm ngay cho trẻ mới sinh là không còn được khuyến khích. Điều này giúp bảo vệ lớp ngoài cùng của da bé. Theo GS.Jackson, độ pH của lớp này giúp bảo vệ da hiệu quả. Trong 24 giờ sau sinh lớp này có nhiều chức năng trong việc bảo vệ chống lại vi khuẩn cơ hội, cũng như điều hòa thân nhiệt và tỷ lệ trao đổi chất ở da bé trong giai đoạn thích nghi môi trường mới bên ngoài mẹ. Một vài lợi ích khác liên quan đến trì hoãn tắm là trẻ có thể bú sớm hơn.
Các bạn có thể xem video hướng dẫn cách tắm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở mục dưới comment bài viết này.
2. Thời gian tắm cho trẻ
Trẻ trước khi biết bò (thường dưới 6 tháng tuổi): có thể tắm ngâm nước 2-3 ngày/tuần và các ngày còn lại có thể lau rửa tay chân. Trong những ngày nóng hay vận động nhiều, trẻ có thể tắm ngâm nước 1 lần/ngày. Tuy nhiên, thời gian ngâm nước không quá 5 phút.
Trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể tắm ngâm nước 1 lần/ngày. Thời gian ngâm nước không quá 10 phút.
Trẻ trên 2 tuổi, có thể tắm theo sở thích hoặc nhu cầu.
3. Cách lựa chọn dầu gội và sữa tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Việc tắm cho trẻ nhỏ không đơn thuần là loại bỏ các bụi bẩn và vi khuẩn, mà chúng ta còn phải quan tâm đến nồng độ pH trên da bé. Những thay đổi lớn về pH trên da bé có thể dẫn đến thay đổi về hàm lượng chất béo dưới da, có thể gây những vấn đề về da như khô da, ửng đỏ hoặc gia tăng viêm da dị ứng ở các bé. Ngoài ra, độ pH của da trẻ ổn định có vai trò quan trọng bảo vệ da khỏi bị tấn công bởi vi khuẩn,
Lựa chọn sữa tắm cho bé góp 1 phần quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề gây kích ứng da, sữa tắm phù hợp sẽ giảm các vấn đề liên quan đến thay đổi pH của làn da bé vốn rất mỏng manh và dễ bị tác động.
Theo GS.Mary, chuyên gia về da liễu sơ sinh của Viện Da liễu nhi khoa Mỹ và GS. Lavender, BV ĐH Manchester, Anh cho biết, sữa tắm cho bé nên hội đủ các điều kiện sau:
Chỉ dùng loại sữa tắm hay sản phẩm chăm sóc da dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì pH của sữa tắm quá kiềm hay axit sẽ làm thay đổi lớn pH trên da bé và gây nhiều kích ứng cho trẻ. Theo hướng dẫn của AWHONN, thành phần của sữa tắm cần có pH phù hợp với trẻ và nên nằm trong khoảng 5.5 -7.
Cần đạt các tiêu chuẩn về sản xuất an toàn mỹ phẩm và có nguồn gốc rõ ràng. Tùy mỗi quốc gia mà sản phẩm sẽ cần tuân thủ theo những quy định về tiêu chuẩn và chất lượng của quốc gia đó. Ví dụ ở Châu Âu các sản phẩm về hóa mỹ phẩm thường phải tuân thủ Quy định (EC) số 1223/2009 của Hội đồng Châu Âu. Đây được xem là một trong những thước đo tiêu chuẩn khắt khe nhất hiện nay về độ an toàn và tính minh bạch pháp lý. Một sản phẩm đạt tiêu chuẩn trên cần minh bạch 7 điểm trên nhãn bao gồm: tên tổ chức chịu trách nhiệm và nơi sản xuất, thành phần rõ ràng và nằm trong danh sách cho phép, số lô, ngày hết hạn, khối lượng tịnh, thông tin cảnh báo, công dụng. Mỗi sự liệt kê này đều được đánh giá và xác thực thông qua các các phương pháp kiểm chứng từ nguyên liệu đầu vào đến xuất xưởng và dán nhãn.
Không tạo quá nhiều bọt và dễ dàng rửa sạch lại bằng nước.
Ưu tiên chọn không mùi hoặc các mùi nhẹ như Lavender hoặc Chamomile.
Không chọn sản phẩm có màu. Mỗi loại hóa mỹ phẩm đều có 1 chỉ số gọi là chỉ số màu Colour Index (CI) gồm 5 chữ số. Chỉ chọn chỉ số màu CI lớn hơn 75000 (Ví dụ: CI 75810) vì đó là ám chỉ màu tự nhiên từ nguyên liệu.
Do đó, khi chọn sữa tắm cho bé các bạn có thể dựa vào những điều kiện trên.VD, trên thị trường hiện nay, Dalin Vietnam là một thương hiệu sữa tắm và chăm sóc da cho trẻ em tại Châu Âu khá lâu đời luôn tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn này và đã khá quen thuộc ở nhiều nước trên thế giới.
4. Các hoạt động bạn cần làm để tương tác với trẻ khi trẻ tắm.
Như đã nói ở đầu bài, thời gian tắm là thời điểm quan trọng giúp trẻ trải nghiệm phần lớn các kích thích các giác quan. Do đó, nó nên là thời gian thư giãn và hạnh phúc thật sự của trẻ.
Trước khi tắm
Thiết lập 1 lịch tắm cụ thể là điều nên làm sớm từ khi trẻ còn nhỏ vì nó tạo cho trẻ cảm giác mong đợi để được vui vẻ và hạnh phúc. Thời điểm tắm trong ngày nên có đủ thời gian để chuẩn bị, tránh những lúc cập rập như trước khi đi học hoặc đi chơi. Nó càng trở thành 1 hoạt động có lên lịch thì nó càng cho nhiều lợi ích.
Trong lúc tắm:
Khi tắm trẻ nhỏ < 1 tuổi, bạn có thể tương tác nói chuyện để trẻ đáp ứng bi bô lại bạn, cười vui vẻ với trẻ khi cần, mát-xa và vuốt ve cơ thể phần lưng và bụng của trẻ để trẻ cảm thấy được thoải mái.
Khi tắm trẻ > 1 tuổi, trước khi dùng xà phòng, bạn có thể cho trẻ ngồi chơi với nước khoảng vài phút, có thể cho trẻ 1 vài thú nổi trên nước có thể phun hoặc phát tiếng kêu. Bạn cũng dành thời gian trò chuyện, và mát-xa trẻ nếu có thể.
Sau khi tắm:
Sau khi tắm, bạn nên dùng khăn lông lớn quấn và lau khô trẻ. Nếu trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, có thể cho trẻ nằm sấp vài phút. Tư thế này giúp trẻ thoải mái và làm mạnh các cơ lớn như cơ lưng, cơ bụng, cơ cổ- thuận lợi cho phát triển vận động của trẻ nhỏ.
Bạn cũng có thể cho trẻ bú sữa hoặc nằm trò chuyện với trẻ sau tắm. Đây là khoảng trải nghiệm tích cực mà bạn không nên bỏ qua mỗi ngày.
5. Tắm khi trẻ bệnh như thế nào?
Trẻ đang bệnh thì không nên tắm thường xuyên, chỉ tắm khi trẻ ở trạng thái khỏe mạnh, vui vẻ. Nhưng có thể lau người trẻ bằng khăn ẩm, không quá ướt (vùng tay chân, mặt và vùng dưới của trẻ).
6. Trẻ có cứt trâu
Đây là 1 dạng viêm da không nguy hiểm do sự rối loại nội tiết tố và tuyến bã, các bé dưới 3 tháng thường gặp. Điều này hoàn toàn không liên quan đến việc mẹ chăm sóc bé có vệ sinh hay không. Do đó, nếu ai nói mẹ chăm sóc không kỹ mà để có cứt trâu là không đúng. Đa phần sẽ tự khỏi khi tuyến bã hoạt động ổn định trở lại. Cứt trâu gây mất thẩm mỹ và tăng nguy cơ nhiễm nấm ở trẻ.
Cách chăm sóc: bạn có thể làm mềm bằng việc thoa 1 lớp dầu khoáng, dầu dừa hoặc dầu oliu 1 tiếng trước khi gội. Điều này sẽ làm mềm lớp cứt trâu. Sau đó, dùng dầu gội có pH thấp gội cho trẻ, không nên chà sát mạnh tay. Nếu bé nhiều tóc có thể dùng lược sơ sinh chuyên dụng để chải gở phần cứt trâu dính trên tóc. Tuần gội không quá 3 lần
Notes:
Lavender, T. et al. (2013) Randomized, Controlled Trial Evaluating a Baby Wash Product on Skin Barrier Function in Healthy, Term Neonates, JOGNN, 42, 203-214.
Mary Spraker (2013) When can I start using regular soap on my baby? Babycenter
Julie v.O. (2014) Is water-only best for bathing my baby?, Babycenter
Slominski, A.T et al. (2012) Sensing the environment: Regulation of local and global homeostasis by the skin neuroendocrine system. Adv Anat Embryol Cell Biol. 2012 ; 212: v–115.
WHO/UNICEF. 2012. Integrating Early Childhood Development (ECD) activities into Nutrition Programmes in Emergencies. Why, What and How.
Smith, E. and Shell, T. (2017) Delayed Bathing. ICEA Position Paper
Thomas L. (2019) Cradle Cap Diagnosis and Treatment. News Medical Life science.
*American Association of Women's Health, Obstetrics and Neonatal Nursing (AWHONN)
---
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061