Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến và bị ảnh hưởng bởi sự dịch chuyển của con người. Điều này cũng đồng thời ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của không chỉ các quốc gia, mà còn của nhiều cộng đồng sinh sống ở khắp nơi. Khu vực điểm đến mơ ước của nhiều di cư lao động là Châu Âu đang rơi vào khủng hoảng với hơn 26 triệu ca nhiễm với hơn 500 ngàn người tử vong, trong đó số ca dương tính được ghi nhận đông nhất là tại 5 nước Nga, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha.
Vào thời điểm cuối tháng 5 năm 2020, Tổ chức Lao động Quốc tế đã công bố có khoảng 305 triệu công việc toàn thời gian hoặc tương đương bị mất đi trong quý 2 của năm. Liệu những người di cư khi trở về quê hương còn có thể quay lại với công việc đó hay không? Liệu những người lao động còn có khả năng di cư nữa hay không? Hoàn toàn rất khó dự đoán được câu trả lời, bởi vì những vấn đề trên phụ thuộc rất nhiều vào các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, nhu cầu của khách hàng có quay trở lại như trước không? Và nếu có, thì sẽ quay lại với tốc độ như thế nào?
Nhiều vấn đề đã được đưa ra để cùng thảo luận dự đoán các thách thức ngắn và dài hạn mà người di cư cần đối mặt. 3 thách thức chính cho di cư lao động có thể được tổng kết lại như sau: có khả năng cao chỉ được làm các công việc tạm thời, mức thu nhập cực kỳ hạn chế, những công việc không thể làm tại nhà, làm từ xa.
- Đại dịch đã nâng cao nguy cơ lao động di cư phải làm việc không lương hoặc bị trả lương rất thấp bởi chủ doanh nghiệp, và thậm chí một số nơi còn lợi dụng khủng hoảng COVID-19 để đàm phán lại mức lương và điều kiện làm việc với người lao động.
- Khi các biện pháp giãn cách, cách ly xã hội được áp dụng, nhiều người lao động di cư phải làm việc trong khu vực đông người nên không thể đảm bảo được quy định giãn cách xã hội, để có thể tự bảo vệ bản thân khỏi khả năng lây bệnh.
- Người di cư và người tị nạn có nguy cơ bị kỳ thị, phân biệt đối xử và sự công kích bài ngoại do quan điểm "sự lây lan của bệnh tật có liên quan đến luồng di cư".
- Người di cư và người tị nạn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận được các dịch vụ y tế công và trợ cấp thu nhập
- Khả năng bị tổn thương nhiều hơn về cả mặt thân thể và tinh thần của những người phải sống trong trại tập trung, trại tị nạn, những nơi có thể được xem như trại tập trung, nơi trung chuyển, nơi kiểm tra và tạm giữ người tình nghi, những người đã được ra khỏi trại nhưng không có sự hỗ trợ về tài chính hoặc các vấn đề xã hội.
- Người lao động di cư quốc tế (chính thống và không chính thống) bị mắc kẹt, mất nguồn thu nhập mà không được tiếp cận bảo trợ xã hội, và một số bị ép buộc phải quay lại cuộc sống khó khăn.
- Tác động của việc đóng cửa biên giới gây ra những khó khăn nhất định với nhóm người di cư lao động trong ngành dịch vụ: du lịch, nhà hàng khách sạn, và sản xuất nông nghiệp gắn liền với bảo đảm dự trữ thực phẩm.
Đại dịch COVID-19 và các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan cần thiết đã khiến luồng di chuyển của nhóm người di cư dừng đột ngột. Những biện pháp bảo vệ gây ảnh hưởng lớn đến nhóm người di cư, những người có thu nhập dựa trên việc đi làm xa quê hương. Nhiều người trong số họ đang vướng phải điều kiện sinh sống và làm việc có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao. Chính phủ các nước đang thực hiện rất nhiều hành động, biện pháp hỗ trợ, bảo vệ người dân của họ và đáp ứng các nhu cầu sinh kế cơ bản. Nhưng đối với người di cư và gia đình của họ, những nỗ lực hỗ trợ nhằm vượt qua các thách thức đặc biệt hiện vẫn chưa được thực hiện rộng rãi.
Việc đảm bảo quyền lợi cho người di cư được nằm trong các chính sách ứng phó của đại dịch, sẽ góp phần giúp bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương này trong suốt cuộc khủng hoảng y tế. Sự lựa chọn này cũng đồng thời là một kế hoạch kinh tế hiệu quả: bảo vệ nhóm người di cư đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người dân toàn cầu. Và cũng có nghĩa các chính phủ đang bảo vệ nguồn nhân lực quan trọng có thể giúp khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID-19
-------------------
Nguồn tham khảo: https://www.brinknews.com/covid-19-disruption-towards-migrant-workers/
-------------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616