Luồng di cư bị biến động
Từ năm 2020, những luồng di cư thường thấy đã bị gián đoạn bởi đại dịch toàn cầu COVID-19. Đại dịch ảnh hưởng đến hầu hết các động thái và hành lang di cư, trì hoãn việc di cư. Tại khu vực châu Á, những hành lang di cư từng rất nhộn nhịp nay đã khác trước. Nhiều quốc gia xuất xứ và quốc gia đến đã và đang áp dụng những quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát đại dịch ngay trong đất nước của họ. Nhiều nơi đang áp dụng các biện pháp giãn cách, phong toả khiến hoạt động sản xuất, kinh tế bị đình trệ, khiến nhiều người lao động mất việc làm hoặc bị buộc phải nghỉ làm. Cụ thể là tại các nước có nhiều người di cư lao động đến làm việc, nhóm lao động di cư này bị buộc phải trở về quê hương của mình.
Năm 2021, Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo kiều hối toàn cầu có thể sụt giảm tới 14%, gấp đôi mức sụt giảm đã dự báo đưa ra trước đó cho 2020. Tuy nhiên, tạ Việt Nam, theo Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh, trong 3 tháng đầu năm 2021, lượng kiều hối chuyển về thành phố đạt 1,45 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2020. Kiều hối là một trong những nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế. Đặc biệt theo các chuyên gia, mấy năm gần đây lượng kiều hối chuyển về nước với mục đích hỗ trợ người thân không chiếm tỷ lệ cao, mà chủ yếu họ chuyển về nước để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Xu hướng di cư lao động thường từng kết quả của điều kiện kinh tế và định hướng chính sách của các nước đến. Đây chính là trường hợp trước khi đại dịch diễn ra trong năm 2019, những người lao động di cư từ châu Á đã tham gia lực lượng lao động tại các nước khác nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động và các chính sách phát triển của nhiều quốc gia đến.
Tuy nhiên trong năm 2020, có nhiều lý do đã khiến việc lao động di cư khó khăn hơn bao giờ hết. Đã hơn 1 năm từ khi WHO chính thức xác nhận COVID-19 thành đại dịch toàn cầu vào ngày 12/3/2020. Các nước châu Á hiện đang ở những giai đoạn khác nhau trong công tác chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch. Có nhiều quốc gia đã phần nào kiểm soát được tình hình nhưng cũng có một số quốc gia đang chật vật với cuộc chiến.
Thêm vào đó, nhiều quốc gia thực hiện đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bên cạnh việc ngừng nhiều chuyến bay thương mại quốc tế đã khiến việc di chuyển bị hạn chế hơn rất nhiều. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp thắt chặt hơn việc mở cửa kinh doanh ở nhiều ngành nghề, dịch vụ và nhà sản xuất giảm tải việc vận hành nhà máy, càng khiến cho nhu cầu tuyển dụng lao động di cư và khả năng di cư lao động suy giảm.
Hành trình hồi hương hậu di cư và sự hỗ trợ khi người lao động di cư hồi hương
Nhiều quốc gia chủ nhà đã thiết lập các quy định nghiêm ngặt về giãn cách xã hội hay lệnh phong toả các khu vực kinh tế như một cách ứng phó với đại dịch. Hành động này đã khiến nhiều di cư lao động phải trở về quê hương, cả đối với những người hiện không có việc làm, hay người bị buộc phải nghỉ làm do dịch hay người vừa hết hợp đồng lao động cần trở về. Nhóm người lao động di cư thường là nhóm bị sa thải đầu tiên khi khủng hoảng kinh tế diễn ra.
Theo ILO, kết quả điều tra cho thấy có khoảng 47% người di cư lao động chủ động chọn trở về, 24% số người di cư lao động trở về do hết hợp đồng. Trong số 24% này, có khoảng 16% số người di cư lao động dài hạn và ngắn hạn đã chọn kết thúc hợp đồng trước thời hạn.
Tại Việt Nam, từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2020, chính phủ đã hỗ trợ hồi hương cho khoảng 19600 công dân Việt Nam qua khoảng 80 chuyến bay. Chính phủ các nước Lào, Campuchia và Myanmar cũng đã hỗ trợ khoảng 260 ngàn người lao động di cư của họ về nước vào giữa tháng 4/2020. Tại Indonesia, có đến 162 ngàn người lao động đã trở về khoảng cuối tháng 6/2020. Khoảng giữa tháng 6/2020, Lào ghi nhận thêm sự trở về của khoảng gần 120 di cư lao động, chủ yếu trở về từ Thái Lan. Tương tự, Myanmar cũng ghi nhận đón về khoảng hơn 140 ngàn người lao động từ Thái Lan vào đầu tháng 8/2020.
Mời theo dõi phần tiếp theo.
------------
Nguồn tham khảo:
https://tapchitaichinh.vn/bao-hiem/huong-di-nao-cho-nguoi-lao-dong-tu-dich-covid19-321440.html
https://cafef.vn/kieu-hoi-van-chay-manh-bat-chap-covid-19-20210525154015561.chn
------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616