• 111
  • lang
  • lang

Thị lực trẻ em suy giảm trong thời kỳ đại dịch.

Julia A. Haller, bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Mắt Wills của Philadelphia, đề cập với Wall Street Journal về sự gia tăng trong các báo cáo về bệnh cận thị ở trẻ vị thành niên: “Đại dịch đã có một tác động lớn.”

Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 năm nay trên tạp chí JAMA Ophthalmology, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát hiện ra rằng trẻ em từ 6 đến 8 tuổi có nguy cơ bị cận thị trong thời kỳ đại dịch cao gấp 3 đến 5 lần so với trước đó. Dữ liệu này được tiến hành dựa trên 120.000 trẻ em trong nước.

Như một kết quả của việc sức khỏe bị giảm sút, ngày càng nhiều trẻ em cần phải đeo kính. Bác sĩ nhãn khoa nhi Allison Babiuch nói với Tạp chí Journal về việc gia tăng số lượng trẻ em đến khám thị lực ở phòng khám ở Cleveland, Ohio của cô ấy: “Chúng tôi đang chứng kiến một bước nhảy vọt về số lượng các đơn thuốc.”

 

Thời gian sử dụng thiết bị điện tử tăng lên có thể dẫn đến suy giảm thị lực ở trẻ vị thành niên. Nguồn ảnh: Getty Images.

Thời gian sử dụng thiết bị điện tử tăng lên có thể dẫn đến suy giảm thị lực ở trẻ vị thành niên. Nguồn ảnh: Getty Images.

Những phát hiện này đang được các nhà giáo dục cân nhắc khi xem xét các chương trình và chính sách học tập từ xa. Chủ tịch Hiệp hội Đo thị lực Hoa Kỳ William T. Reynolds nói với Bloomberg về những hạn chế của việc học trực tuyến: “Việc tăng thời gian sử dụng thiết bị thường đi kèm với việc sụt giảm thời gian hoạt động ngoài trời và dẫn đến lối sống ít vận động hơn. Trẻ em càng dành ra nhiều thời gian để đọc sách và sử dụng các thiết bị điện tử, ánh sáng tự nhiên mà mắt nhận được để chúng được phát triển đúng cách càng ít đi.”

Đối với những bậc cha mẹ muốn giảm thiểu tác động của màn hình điện tử lên thị lực của con cái họ, Tiến sĩ Babiuch khuyến nghị quy tắc 20/20/20: nghỉ ngơi 20 giây để nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6 mét) sau mỗi 20 phút nhìn màn hình. Cô nói thêm với Tạp chí Journal: Chớp mắt nhiều hơn cũng có thể có lợi.

Phúc Hà

---

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061