• 111
  • lang
  • lang

Thói ích kỉ có ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách của trẻ?

Nhiều trẻ không thích chia sẻ đồ chơi, thậm chí cắn hay đánh nếu có trẻ khác đụng vào đồ chơi của mình khiến một số cha mẹ lo lắng trẻ lớn lên dễ ích kỷ, không quan tâm đến người khác. Vậy khi nào chúng ta cần quan tâm đến hành vi này và giáo dục trẻ rằng đây là thói quen xấu cần loại bỏ?

Thật ra, trẻ dưới 2 tuổi không thích người khác đụng vào đồ chơi là chuyện bình thường vì đó là bản năng của trẻ khi sinh ra. Cha mẹ chỉ cần quan tâm đến biểu hiện này khi trẻ lên 2 vì theo một nghiên cứu của TS. Chernyak, ĐH California–Irvine, Mỹ: trẻ bắt đầu học đếm và hiểu rằng mình có bao nhiêu (thông thường trẻ 2-3 tuổi) khi đó trẻ sẽ học được cách sẻ chia nhưng cũng có một số trẻ hình thành tư duy vị kỷ hay còn gọi là tính ích kỷ. Tư duy vị kỷ xảy ra nhiều hơn ở trẻ là con một trong gia đình vì mọi sự quan tâm đều hướng về phía trẻ khiến trẻ tự nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ.

ÍCH KỶ LÀ BIỂU HIỆN CỦA EQ THẤP.

Để phân tích rõ hơn về hành vi này, nhà nghiên cứu người Đức tại viện Max-Planck đã chụp hình ảnh não bộ của những đứa trẻ có biểu hiện ích kỷ và quan sát được chúng thiếu sự phát triển ở vùng vỏ não trước trán so với các trẻ khác - nơi đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhận thức và điều chỉnh cảm xúc. Hơn nữa, theo chuyên gia tâm lý Lindberg hành vi ích kỷ có thể là biểu hiện của năng lực quản lý cảm xúc (EQ) kém. Do đó, trẻ ích kỷ chỉ quan tâm đến mục tiêu của bản thân và bỏ qua cảm nhận của người khác. Khi trưởng thành, trẻ sẽ ít kết nối với xã hội, gặp khó khăn trong quản lý cảm xúc của bản thân cũng như hiểu cảm xúc của người khác.

GIÚP TRẺ BIẾT CÁCH QUẢN LÝ CẢM XÚC

Để sự ích kỷ không ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ về sau, cha mẹ cần giúp trẻ quản lý cảm xúc tốt hơn. GS. Goleman từng chia sẻ: năng lực quản lý cảm xúc là yếu tố quan trọng quyết định 80% sự thành công của một con người. Khi trẻ biết cách quản lý cảm xúc tốt, trẻ cũng hạnh phúc và muốn chia sẻ nhiều hơn. Để trẻ nhận thức được điều đó, cha mẹ hãy:

1. Có thái độ quan tâm và đáp ứng đúng khi trẻ thể hiện cảm xúc. VD, trẻ đang đi dạo với bạn nhưng vô tình bạn gặp một người bạn trên đường nên dừng lại trò chuyện. Lúc này trẻ cũng phải dừng lại, trẻ trở nên bực bội và hét lớn “đi mẹ ơi!” khi trẻ cảm thấy bạn không đi nữa, hành động này thể hiện trẻ chỉ biết nghĩ cho bản thân trẻ mà không quan tâm đến người khác. Lúc này bạn nên:

+ Thể hiện thái độ quan tâm: Quay mặt sang trẻ với một thái độ nghiêm nghị nhưng thể hiện sự cầu thị lắng nghe. Chính thái độ này làm trẻ chấp nhận lắng nghe.

+ Đáp ứng đúng: Dùng kí hiệu (để tay lên miệng ra hiệu im lặng) và nói với trẻ: "Mẹ đang nói chuyện với cô, chờ mẹ 1 tí nhé, được không". Lúc này có thể trẻ có cảm giác không dễ chịu một chút nào, nhưng trẻ sẽ học cách kiềm chế những cảm xúc này

Nếu trẻ thể hiện cảm xúc bùng nổ hơn như la hét và nằm khóc, thì bạn xin phép người bạn dừng cuộc trò chuyện, bế trẻ sang một bên và nói: “con muốn khóc, mẹ sẽ ngồi đây đợi và khi nào khóc xong, nói mẹ rồi chúng ta đi tiếp.” Thực ra khi bạn làm vậy là bạn bắt đầu cho trẻ xả hết cảm xúc của trẻ vì nó đã bộc phát và cho trẻ quyền để quyết định kết thúc cảm xúc của mình. Điều này sẽ làm trẻ điều chỉnh cảm xúc tốt hơn cũng như biết suy nghĩ cho người khác hơn cho những lần sau

2. Để dinh dưỡng vun vén cảm xúc của trẻ. Khoa học đã chứng minh được từ 0-5 tuổi là thời điểm vàng để não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất và đạt được 90% kích thước não bộ người lớn. Do đó trẻ dưới 5 tuổi nên có chế độ ăn đa dạng, cân bằng, đặc biệt là những hợp chất có vai trò quan trọng trong hình thành tư duy cảm xúc và trí tuệ là MFGM và DHA. Gần đây, TS.Toro-Campos, ĐH Chile cho thấy sự kết hợp giữa 2 hợp chất này có vai trò tích cực trong sự phát triển kết nối thần kinh của trẻ, giúp trẻ thông minh tình cảm hơn.

Một điều thú vị nữa là chúng ta không chỉ có 1 não bộ. Với hơn 300 triệu tế bào thần kinh tạo một mạng lưới chằng chịt bám vào thành ruột, đường ruột được ví như là “não bộ thứ 2” của con người. Bên cạnh chức năng tiêu hóa, nó còn liên quan đến đáp ứng stress và điều hòa cảm xúc. Hơn nữa, nó cũng nắm giữ khoảng 80% tế bào miễn dịch. Do đó sự khỏe mạnh của lợi khuẩn đường ruột rất quan trọng cho “não bộ thứ 2” cho cả miễn dịch và điều hòa cảm xúc. Trẻ nên ăn đa dạng rau củ quả để gia tăng lượng chất xơ và những thực phẩm, sữa giàu chất xơ tan như HMO-PDX/GOS-FOS để giúp hệ vi sinh đường ruột luôn khỏe mạnh.

Việc nuôi con phát triển cảm xúc ngày càng được nhiều cha mẹ hiện đại áp dụng hơn vì so với cách nuôi con truyền thống, phương pháp này giúp trẻ nhận thức được đâu là thói xấu cần loại bỏ mà bố mẹ không phải la mắng hay áp đặt trẻ. Vì vậy, để nuôi dưỡng trẻ phát triển EQ, IQ cũng như có hệ tiêu hóa khỏe mạnh trẻ nên được ăn uống đa dạng, cân bằng đặc biệt là bộ ba dưỡng chất MFGM - DHA – HMO, bởi vì đây là những hợp chất có vai trò quan trọng đối với não bộ.

Notes

Toro-Campos R, et al. Effect of feeding mode on infant growth and cognitive function: study protocol of the Chilean infant Nutrition randomized controlled Trial (ChiNuT). BMC Pediatr. 2020 May 18;20(1):225.

Lindberg T. (2020) Expert Secrets – Emotional Intelligence

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616