• 111
  • lang
  • lang

Tình hình di cư quốc tế

Theo số liệu từ Tổ chức di cư quốc tế, trong năm 2017 toàn cầu có khoảng 285 triệu người di cư, trong đó chiếm khoảng 59% là lao động di cư quốc tế. 

Có khoảng 20 quốc gia, khu vực là điểm đến chủ yếu của người di cư. Mỹ vẫn là điểm đến của nhiều người di cư nhất, hiện Mỹ đang là nơi ở của khoảng 51 triệu người di cư quốc tế trong năm 2020, chiếm khoảng 18% số người di cư toàn cầu. Đức cũng là một trong những quốc gia đến có số lượng người di cư đông đảo, khoảng 16 triệu người, tiếp theo là Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út) với khoảng 13 triệu người di cư, Liên Bang Nga với khoảng 12 triệu người và Vương Quốc Anh có khoảng 9 triệu người di cư.

Zalo

Ấn Độ là quốc gia có cộng đồng di cư lớn nhất trong năm 2020, với khoảng 18 triệu người Ấn Độ đang sinh sống ngoài quê hương. Những cộng đồng lớn khác là Mexico (11 triệu người), Liên Bang Nga (11 triệu người), Trung Quốc (10 triệu người) và Syria (8 triệu người)

Trong năm 2020, có khoảng một nửa số người di cư quốc tế định cư trong quốc gia ở cùng khu vực với quê hương của họ. Tại châu Âu, số lượng người sinh sống tại quốc gia châu Âu khác quê huơng của mình chiếm đến 70% số lượng người di cư. Ngược lại với xu hướng trên, khu vực Trung và Nam Á có số lượng người dân sinh sống bên ngoài khu vực lớn nhất, lớn hơn cả khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribe, và vùng bắc Mỹ.

Zalo

Có khoảng ⅔ người di cư quốc tế sinh sống tại các nước có thu nhập cao, hoàn toàn đối lập là tỷ lệ người di sinh sống tại các nước có thu nhập trung bình, khoảng 31%. Còn lại khoảng 4% số người di cư quốc tế sống tại các nước có thu nhập thấp.

Mặt khác, các nước có thu nhập thấp đến trung bình lại đang nhận khoảng 80% số người tị nạn trên toàn thế giới, theo thống kê vào năm 2020. Người tị nạn tại các nước có thu nhập cao chiếm khoảng 3% trong số lượng người di cư quốc tế tại đây. Con số này tại các nước có thu nhập trung bình rơi vào khoảng 25%, tại các nước có thu nhập thấp là khoảng 50%.

Zalo

Cũng trong năm 2020, lượng người tị nạn chiếm khoảng 12% trong số người di cư quốc tế. Và tình trạng bắt buộc phải rời bỏ quê hương, đi từ nước này sang nước khác ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Từ năm 2000 đến năm 2020, số lượng người rời quê hương vì các lý do xung đột, khủng hoảng, bạo lực, xúc phạm quyền con người đã tăng gấp đôi, từ 17 triệu người lên thành 34 triệu người.

Tình hình phân bổ số lượng người di cư lao động toàn cầu như sau: có khoảng 46.9% tổng số người di cư lao động đang sinh sống và làm việc chủ yếu tại hai khu vực: Bắc Mỹ và vùng phía Tây, Bắc và Nam châu Âu. Hiện có khoảng 55.4% người lao động nữ, và 40.9% lao động nam đang làm việc tại hai khu vực này.

Zalo

Tuy nhiên kể từ khi đại dịch nổ ra vào cuối tháng 12/2020, các sắc lệnh hạn chế di chuyển, xuất nhập cảnh đã ảnh hưởng đến việc di cư của người dân và vai trò của các tổ chức nhân đạo. Chỉ riêng trong khoảng từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, có khoảng 105 ngàn lệnh hạn chế di chuyển đã được áp dụng trên toàn thế giới. Cùng lúc đó, tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời cũng đưa ra khoảng 795 các trường hợp ngoại lệ được miễn hạn chế di chuyển.

Trong khoảng từ tháng 3/2020 đến tháng 7/2020, ước lượng không có sự gia tăng trong số người di cư quốc tế. Những người di cư lao động, cụ thể là những người có công việc được trả lương thấp, sẽ đồng thời bị ảnh hưởng và tổn thương bởi đại dịch. Những người lao động di cư cũng làm việc trong các ngành nghề quan trọng nhằm phòng chống đại dịch ở nhiều quốc gia.

Zalo

Lượng người di cư quốc tế thường chủ yếu thường là những người đang trong độ tuổi lao động. Trong năm 2020, có khoảng 73% người di cư quốc tế có độ tuổi từ 20-64 tuổi, trong khi dân độ tuổi này chiếm khoảng 53% dân số thế giới.

Những người di cư lao động đóng góp cho sự phát triển ở quê hương của họ thông qua việc thúc đẩy đầu tư nước ngoài, thương mại, tiếp cận nhiều hơn với công nghệ và tài chính quốc tế. Tuy nhiên, theo số liệu dự báo của World Bank, đại dịch COVID-19 có thể làm suy giảm lượng kiều hối được gửi đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình: giảm từ 548 tỷ đô la Mỹ năm 2019 xuống còn 470 tỷ đô la Mỹ trong năm 2021. Đây là mức giảm 78 tỷ đô la Mỹ tương đương 14%. Sự sụt giảm này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người di cư và gia đình của họ. Do đó, các hành động ứng phó với đại dịch kèm theo hỗ trợ nhóm người di cư và di cư lao động rất cần thiết để giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch.

Zalo

------------

Nguồn tham khảo:

https://migrationdataportal.org/themes/labour-migration

https://migrationdataportal.org/themes/migration-data-relevant-covid-19-pandemic

https://www.un.org/en/desa/international-migration-2020-highlights#:~:text=The%20United%20States%20of%20America,cent%20of%20the%20world's%20total.&text=Northern%20America%20hosted%20the%20second,total%20of%20nearly%2050%20million. 

------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616